Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Tìm “thuốc” tăng thanh khoản cho chứng chỉ quỹ ETF
Hữu Đạo - 08/02/2015 13:03
 
Cả hai quỹ ETF hiện tại là VFMVN30 và SSIAM HNX30 đều có kết quả hoạt động khá èo uột, không mấy thu hút giới đầu tư. Để dần khắc phục tình trạng này, các nhà lập quỹ vừa đề xuất lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) một số giải pháp.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Mekong Capital sắp lập thêm quỹ đầu tư mới tại Việt Nam
Vốn ngoại đang quay lại thị trường
Gỡ vướng cho quỹ ETF vận hành
Quỹ đầu tư chỉ số đầu tiên được khai sinh
Cả hai quỹ ETF nội vừa đề xuất lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước một số giải pháp nhằm thu hút giới đầu tư.

Cả hai quỹ ETF nội vừa đề xuất lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước một số giải pháp nhằm thu hút giới đầu tư.

Cần “thuốc” tăng thanh khoản

Ngoài giá trị tài sản ròng (NAV) liên tục giảm, chứng chỉ quỹ ETF kém thanh khoản đang là hiện trạng khiến các nhà lập quỹ… đau đầu.

“Để tăng thanh khoản cho quỹ ETF, cơ quan quản lý cần nghiên cứu hỗ trợ thị trường phát triển tổ chức tạo lập thị trường cho quỹ ETF. Nên đẩy nhanh quy trình phát hành và mua lại trong giao dịch hoán đổi và niêm yết chứng chỉ quỹ để buổi chiều T+2, NĐT, thành viên lập quỹ (AP) có thể giao dịch mua, bán ETF hoặc chứng khoán trên sàn sau khi thực hiện lệnh giao dịch hoán đổi ngày T”, ông Trần Thanh Tân, Tổng giám đốc CTCP Quản lý quỹ Đầu tư Việt Nam, đơn vị quản lý Quỹ VFMVN30 đề xuất, đồng thời đề nghị UBCK cần triển khai thêm một số giải pháp để hỗ trợ cho quỹ ETF.

Đó là xem xét mở rộng cơ chế vay và cho vay trong giao dịch hoán đổi chứng chỉ quỹ ETF. Những khó khăn trong cơ chế vay và cho vay hiện tại là số lượng mã chứng khoán vay lớn, đối tượng đáp ứng cho vay một khối lượng lớn chứng chỉ quỹ ETF cho giao dịch hoán đổi là ít. Vì thế, cần xem xét cơ chế cho phép công ty quản lý quỹ, CTCK được sử dụng tài sản của công ty để vay với mục đích hoán đổi chứng chỉ quỹ ETF, bất kể là người có liên quan hay không.

Đồng thời, cần cho phép thế chấp chứng chỉ quỹ ETF để vay tiền ngay sau khi niêm yết chứng chỉ quỹ. Danh mục đầu tư của quỹ ETF luôn bao gồm các cổ phiếu tốt (nằm trong danh mục chỉ số, thanh khoản cao và đang nằm trong danh sách các cổ phiếu được thế chấp), nên việc áp dụng 6 tháng hạn chế không được thế chấp đối với chứng chỉ quỹ ETF là không cần thiết.

Ngoài ra, quy định AP và người có liên quan của AP khi thực hiện các giao dịch chứng chỉ quỹ ETF tại HOSE phải thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 28 Thông tư 52/2012/TT-BTC về công bố thông tin trên TTCK là không phù hợp. Điều này làm hạn chế vai trò của AP trong giao dịch của quỹ ETF.

Để gia tăng sức hấp dẫn cho quỹ ETF, Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM) đề nghị, UBCK nên nghiên cứu và tạo cơ chế để cho ra đời một bộ chỉ số đại diện cho toàn thị trường, bao gồm chứng khoán trên cả HOSE và HNX. Nên cho phép các công ty quản lý quỹ được sử dụng các chỉ số tham chiếu, không những được tạo ra và quản lý bởi các Sở GDCK Việt Nam, mà còn bởi các tổ chức chỉ số có uy tín nước ngoài. Cũng nên hoàn thiện quy định về công bố thông tin cho quỹ ETF theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà tạo lập thị trường và các NĐT lớn giao dịch chứng chỉ quỹ, qua đó góp phần tăng thanh khoản cho quỹ ETF.

Bên cạnh đó, tăng cường tập huấn và tổ chức các chương trình nhằm nâng cao nhận thức của NĐT về quỹ ETF. 

Nên giảm phí, thuế

“Không nên áp dụng phí niêm yết bổ sung đối với quỹ ETF như quy định với các tổ chức niêm yết trên TTCK. Lý do là bởi hoạt động giao dịch hoán đổi của quỹ ETF diễn ra thường xuyên, khiến tổng số lượng chứng chỉ quỹ niêm yết thường xuyên thay đổi, nên nếu áp dụng phí niêm yết bổ sung, thì quỹ ETF phải chịu nhiều chi phí”, ông Tân đề nghị.

SSIAM đề xuất, bên cạnh việc nên xem xét ban hành một số chính sách ưu đãi về thuế, nên tiếp tục giảm hoặc miễn các loại phí liên quan đến hoạt động của quỹ ETF như: phí đăng ký, lưu ký bổ sung chứng chỉ quỹ, phí đại lý chuyển nhượng, phí quản lý và vận hành chỉ số tham chiếu. Cơ quan quản lý cũng nên tạo cơ chế khuyến khích thêm nhiều đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ lưu ký, giám sát và quản trị quỹ ETF. Hiện trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp dịch vụ quỹ ETF nên chưa tạo được thị trường cạnh tranh, dẫn tới chi phí hoạt động của quỹ ETF còn khá cao.

Để hỗ trợ cho quỹ ETF hoạt động minh bạch, hấp dẫn hơn, SSIAM đề nghị, cơ quan quản lý nên sớm ban hành hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng đối với quỹ ETF, tránh các công ty quản lý quỹ thực hiện việc định giá NAV và hạch toán giao dịch, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của quỹ ETF không thống nhất hoặc bị sai.
Quỹ ETF thứ hai sắp niêm yết

() Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM) đã nộp hồ sơ niêm yết chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục (ETF) với mã chứng khoán E1SSHN30.

ETF có theo “dớp” hẩm hiu của quỹ đóng?

() Cuối tuần qua, ETF SSIAM HNX30, quỹ đầu tư chỉ số (ETF) thứ hai đã chính thức được cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến của người anh em đã giao dịch trên thị trường - ETF VFMVN30, nhà đầu tư không khỏi lo lắng về sự sôi động của các quỹ ETF nội.

Quỹ ETF nội đầu tiên "nóng" ngay phút đầu chào sàn

() Ngày 6/10 tới, Quỹ đầu tư chỉ số (ETF) đầu tiên của Việt Nam do Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) quản lý mang tên ETF VFMVN30 đã niêm yết. Chứng chỉ quỹ tỏ ra có sức hút và tăng hết biên độ lên 12.200 đồng/chứng chỉ ngay đợt khớp lệnh mở cửa.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư