Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Tín dụng vào Tây Nguyên đang tăng nhanh
Ngọc Quyết - 13/07/2015 10:29
 
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 tại Đắk Lắk. Những con số thống kê cho thấy, dòng vốn đầu tư đổ vào Tây Nguyên đang tăng khá mạnh.
.
Năm 2015, ngành ngân hàng cam kết hỗ trợ hơn 100 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội tại khu vực Tây Nguyên

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, trong 6 tháng đầu năm 2015, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế các tỉnh Tây Nguyên đã có phục hồi, chuyển biến tích cực. Một số lĩnh vực có phục hồi, chuyển biến tích cực trên một số lĩnh vực. Tổng sản phẩm (GDP) tăng 7,34% so với cùng kỳ. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 5,46% (29.045 tỷ đồng). Hoạt động doanh nghiệp có chuyển biến; chỉ số sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng 8,65%.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, trong những năm gần đây, ngành ngân hàng đẩy mạnh cung ứng vốn phát triển kinh tế Tây Nguyên. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn, đầu tư tín dụng của khu vực Tây Nguyên thậm chí còn tăng cao hơn mức bình quân của cả nước.

Cụ thể, đến 30/6/2015, nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 89.988 tỷ đồng, tăng 6,19% so với cuối năm 2014, cao hơn bình quân của cả nước (6,1%); tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Nguyên đạt 161.389  tỷ đồng, tăng 10,94% so với 31/12/2014.

Trong đó, dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn đạt 74.431 tỷ đồng, tăng 5,36% so với 31/12/2014. Riêng tín dụng ngành cà phê ước đạt 33.000 tỷ đồng, tăng 9,95% (chiếm khoảng 78% dư nợ cho vay cà phê toàn quốc)....

Tại Hội nghị  xúc tiến đầu tư Tây Nguyên  lần 3 năm 2015, các ngân hàng đã cam kết tài trợ vốn vào khu vực Tây Nguyên gần 15.000 tỷ đồng  đầu tư cho các lĩnh vực như: thủy điện, nhiệt điện, giao thông, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Cũng tại Hội nghị này, 5 tỉnh Tây Nguyên đã trao Quyết định đầu tư  cho 13 DN thực hiện 13 dự án tiêu biểu, trong đó có các dự án lớn của Vingroup, Hoàng Anh Gia Lai, Him Lam…

Được biết, để hỗ trợ phát triển kinh tế Tây Nguyên, chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thay thế Nghị định 41. Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, Nghị định 55 là chính sách hết sức cởi mở, là bước đột phá trong chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, phù hợp với Luật Hợp tác xã mới, được cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân hưởng ứng, sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn,vướng mắc trong Nghị định 41 trước đây, góp phần tái cơ cấu nền nông nghiệp nói riêng và tái cơ cấu nền kinh tế nói chung.

Không chỉ đầu tư cho phát triển kinh tế, thời gian qua, ngành ngân hàng cũng đã đóng góp tích cực cho việc xóa đói, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng đời sống cho người nghèo, tại các tỉnh thuộc Tây Nguyên, trong đó tập trung vào các chương trình hỗ trợ cho mục đích y tế, giáo dục và hỗ trợ hộ nghèo…

Tính từ năm 2008 đến 2014, ngành Ngân hàng đã dành trên 556 tỷ đồng, riêng năm 2015 cam kết hỗ trợ hơn 100 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội khu vực Tây Nguyên.

Dồn vốn đầu tư vào thế mạnh của Tây Nguyên
Xác định một trong những thế mạnh lớn nhất của Tây Nguyên là nông nghiệp, thủy điện, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và ngành ngân hàng đang tập trung...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư