Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Tin Hoàng Sa 27/5: Việt Nam triệu đại sứ Trung Quốc để phản đối
Lương Minh - 27/05/2014 20:36
 
Sáng 27/5, Tân Hoa xã trắng trợn đưa tin sai hoàn toàn với sự thật rằng "một tàu cá Việt Nam bị lật ở Biển Đông hôm 26/5 sau khi “quấy rối và đâm vào” một tàu cá Trung Quốc". Báo giới quốc tế đã vạch mặt và chỉ trích TQ.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Báo chí thế giới chỉ trích Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam
Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981 về phía đông nam đảo Tri Tôn
Hơn 92.107 người kiến nghị Mỹ trừng phạt Trung Quốc
Cộng đồng người Việt tại Sydney biểu tình phản đối Trung Quốc
Hoàng Sa ngày 26.5: Tàu Trung Quốc mở rộng phạm vi cản phá ra 9,5 hải lý


 

   
  Giàn khoan Hải Dương -981  

* Phóng viên đang có mặt trên tàu cảnh sát biển 2013 ở tại khu vực giàn khoan Trung Quốc đang hạ đặt trái phép trong vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam, cho biết, kể từ sáng nay giàn khoan Hải Dương -981 đã bắt đầu dịch chuyển khỏi vị trí cũ. Đến 17h00 chiều nay, qua xác định từ màn hình radar của tàu 2013, giàn khoan này đã dịch chuyển khoảng 22 hải lý về phía Đông Bắc, cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 25 hải lý và cách đảo Lý Sơn khoảng 130 hải lý.

Hiện nay các biên đội tàu cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam vẫn ở cách giàn khoan khoảng 12 hải lý và đang tiếp tế. Xung quanh khu vực tàu của Việt Nam có khoảng hơn 40 tàu các loại của Trung Quốc.

* Báo Người quan sát (Thượng Hải) đưa tin, giàn khoan Hải Dương 981 “đã hoàn thành tác nghiệp khoan thăm dò Giai đoạn 1 tại vùng biển đảo Tri Tôn, Hoàng Sa, đã thu được những dữ liệu địa chất có liên quan. Theo kế hoạch tác nghiệp đã định từ trước, Hải Dương 981 đã di chuyển vào ngày hôm nay (27/5), để bắt đầu công việc của Giai đoạn 2. Lần tác nghiệp khoan thăm dò này dự tính sẽ kết thúc vào trung tuần tháng 8”.

* Ngày 26/5, vào lúc 16h09, một tàu cá DNa 90152 của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt tại ngư trường truyền thống, cách khu vực giàn khoan Hải Dương -981 của Trung Quốc khoảng 17 hải lý về phía Nam – Tây Nam, thì bị một nhóm khoảng 40 tàu vỏ sắt của Trung Quốc bao vây, truy đuổi và sau đó bị tàu 11209 của Trung Quốc đâm trực diện khiến tàu bị chìm cùng toàn bộ lưới, ngư cụ và hải sản đánh bắt được trị giá khoảng 5 tỷ đồng. Toàn bộ 10 ngư dân trên tàu đã được các tàu cá khác của Việt Nam cứu hộ an toàn.

* Sự việc rõ ràng là thế, tuy nhiên sáng nay (27/5), hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã trắng trợn đưa tin một tàu cá Việt Nam bị lật ở biển Đông vào hôm 26/5 sau khi “quấy rối và đâm vào” một tàu cá Trung Quốc.

Tân Hoa xã dẫn lời một nguồn tin từ chính phủ Trung Quốc nói: “Thủy thủ trên tàu cá Việt Nam đã được cứu sau khi chiếc tàu này xô đẩy một tàu đánh cá đến từ huyện Đông Phương thuộc tỉnh đảo Hải Nam (Trung Quốc) và bị lật gần quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam theo cách gọi của Trung Quốc)”.

* Chiều 27/5, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã triệu đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối sau khi tàu cá Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam.

Từ đầu tháng 5/2014, song song với hành động đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt na, các tàu Trung Quốc cũng liên tục khống chế, xua đuổi, tấn công gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của ngư dân Việt Nam đánh bắt trên ngư trường truyền thống này.

Nghiêm trọng hơn, lực lượng chức năng Trung Quốc đã có những hành vi đánh đập, gây thương tích, đe dọa tính mạng ngư dân Việt Nam. Ngày 26/5, một tàu cá Việt Nam đã bị đâm chìm khi đang đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố: “Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt những hành động vô nhân đạo, xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế đồng thời xử lý nghiêm những người có liên quan, không để tái diễn những hành động tương tự và bồi thường thỏa đáng cho các ngư dân Việt Nam”.

 

Tàu cá của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trên ngư trường Hoàng Sa.

* Trung Quốc không thể đánh lừa được giới truyền thông và dư luận quốc tế. Nhiều hãng thông tấn và truyền thông quốc tế ngày 27/5 đã đưa tin chỉ trích việc tàu của Trung Quốc đâm và làm chìm một tàu cá của Việt Nam.

 

* Hãng tin AFP của Pháp tường thuật lại vụ việc và sau đó dẫn lời người phát ngôn Chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga cho rằng việc Trung Quốc đâm và làm chìm tàu cá của Việt Nam là một "hành động cực kỳ nguy hiểm".

* Đài BBC của Anh dẫn lời Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Huỳnh Ngọc Sơn tuyên bố hành động đâm tàu cá Việt Nam của phía Trung Quốc là "hành động khủng bố". Theo BBC, Việt Nam đã phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời các nhà lập pháp Việt Nam đang chuẩn bị kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ giàn khoan và các vụ đâm tàu.

* Hãng tin Reuters của Anh cũng đã đưa tin về hành động ngang ngược của Trung Quốc. Theo Reuters, một tàu cá của Việt Nam xuất phát từ thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam đã bị 40 tàu cá của Trung Quốc bao vây trước khi bị một tàu của Trung Quốc đâm chìm.

* Với nhan đề "Tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam", Đài tiếng nói nước Nga dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết tàu đánh cá Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Sự việc xảy ra ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và cách giàn khoan Hải Dương-981 khoảng 17 hải lý mà Trung Quốc hạ đặt trái phép từ hôm 1/ 5 vừa qua.

* Các kênh truyền hình lớn như Bloomberg của Mỹ, ABC của Australia và báo The Guardian của Anh....cũng đưa tin chỉ trích tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam giữa lúc quan hệ giữa hai nước căng thẳng liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

* Khi đưa tin về sự kiện, tờ New York Times nhận xét vụ đâm tàu diễn ra sẽ tiếp tục tăng cao căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo sau việc chính quyền Bắc Kinh kéo giàn khoan nước sâu vào vùng biển nằm gần Hoàng Sa trong ngày 1/5. Tờ báo cũng dẫn lời Dennis J. Blasko, cựu quan chức quân sự của tòa Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đánh giá vụ đâm tàu là điều Mỹ quan ngại vì nó có thể làm căng thẳng tình hình.

Theo New York Times thì Trung Quốc đã tiến hành kiểm duyệt các phản ứng của người dân nước này trên các mạng xã hội về vụ việc trên.

* Hãng tin AP dẫn nguồn báo chí Việt Nam nói rằng khoảng 40 tàu cá Trung Quốc đã bao vây các tàu cá Việt Nam trước khi xảy ra vụ việc. Sau đó một trong các tàu cá Trung Quốc đã đâm trúng tàu cá Việt Nam, hất các cư dân xuống biển.

* Trong cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal được đăng tải hôm 26/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết muốn đấy nhanh việc cung cấp các tàu tuần tra cho Việt Nam. Tuy nhiên, "các tàu vẫn chưa được đóng, vì vậy chúng sẽ chưa sẵn sàng trong nay mai", thủ tướng Nhật nói thêm.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Hồi tháng 12 năm ngoái, Nhật Bản đã cung cấp 10 tàu tuần tra cho lực lượng tuần duyên Philippines. Nước này cũng thông báo về cuộc thảo luận đối với khoản viện trợ tương tự cho Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về kế hoạch này như số lượng và thời gian vẫn chưa được xác định, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết.

* Tính đến 15:00 ngày 27/5/2014 theo giờ Việt Nam, bản kiến nghị “Kêu gọi chính phủ Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì hành vi đưa trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam” đã thu hút được 101.109 chữ ký, vượt mục tiêu đề ra ban đầu: 100.000 chữ ký cho đến hết ngày 12/6.

Theo đó, tiếp theo chúng ta có thể chờ đợi phản ứng và câu trả lời chính thức của Nhà Trắng sau khi xem xét Bản kiến nghị trên. Trên thực tế, khó có thể trông đợi Nhà Trắng sẽ "hành động" đối với Trung Quốc dựa trên những nội dung kiến nghị đã đưa. Nhưng “cái được” lớn nhất qua sự việc lần này chính là thông điệp về hành động hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc được lan truyền rộng rãi hơn đến dư luận quốc tế.

Philippines lo ngại Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng biển nước này Philippines lo ngại Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng biển nước này

Ngày 26/5, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cảnh báo Bắc Kinh có thể lập lại chiến thuật đưa giàn khoan vào vùng biển đang có tranh chấp và lần này, có thể là trong vùng biển của Philippines, như đã làm với giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. 

Người Việt tại Nhật xuống đường gửi kháng nghị thư phản đối Trung Quốc Người Việt tại Nhật xuống đường gửi kháng nghị thư phản đối Trung Quốc

Hàng trăm sinh viên, nghiên cứu sinh và Việt Kiều đang sinh sống tại Nhật Bản đã xuống đường tuân hành gửi kháng nghị thư phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam. Những người tuần hành cũng đã đóng góp quỹ hướng về Biển Đông.

'Là nước lớn song Trung Quốc đã quên trách nhiệm của bên đối tác' 'Là nước lớn song Trung Quốc đã quên trách nhiệm của bên đối tác'

Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 (Haiyang Shiyou 981), đưa nhiều loại tàu vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông. 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư