Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Tổng giám đốc Kangaroo: Dám khởi nghiệp chưa đủ, cần “khởi nghiệp” thông minh
Khánh An - 13/10/2016 07:56
 
Khởi nghiệp thông minh và có hoạch định là điều ông Nguyễn Thành Phương, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn điện lạnh, điện máy Việt Úc (Kangaroo) chia sẻ với giới khởi nghiệp trong Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Môi trường kinh doanh đang có những thay đổi rất lớn, thuận cho hoạt động sản xuất – kinh doanh. Ông nghĩ thế nào về những động thái này?

Môi trường kinh doanh của Việt Nam dù có cải thiện trong những năm trở lại đây, nhưng vẫn còn nằm ở nhóm thấp so với thế giới.

Dù các chỉ tiêu đánh giá môi trường kinh doanh có thay đổi, nhưng chỉ có thể coi đó là những dấu hiệu đáng mừng ban đầu.

Điều mà doanh nghiệp quan tâm là việc triển khai thực tế và tính hiệu quả của các chỉ tiêu đó như thế nào.

Chúng tôi đánh giá những cải tiến cởi trói cho doanh nghiệp của Chính phủ mới là rất tích cực, đi thẳng vào những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, nhưng việc giảm độ trễ từ chính sách đến thực thi và thực thi một cách đồng bộ cũng là một vấn đề mà chính phủ cần giải quyết.

Đối với doanh nghiệp, tốc độ là yếu tố quyết định trong kinh doanh, vì vậy, Chính phủ cũng cần thay đổi trong cách thực thi để không làm mất đi các cơ hội phát triển kinh tế đất nước, loại bỏ tiêu cực, tránh lợi ích nhóm. Đây là những việc tôi cho là là rất khó.

Vậy, ông nghĩ thế nào về mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 mà Nghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đặt ra. Giới khởi nghiệp đang đứng trước cơ hội vô cùng lớn, phải không thưa ông?

Chúng ta đang nói nhiều đến quốc gia khởi nghiệp, 1 triệu doanh nghiệp đến năm 2020. Đó là những mục tiêu về bề rộng, việc này không khó khi Chính phủ đang thúc đẩy khởi nghiệp, gỡ bỏ các rào cản, các điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp.

Tuy nhiên, để con số 1 triệu doanh nghiệp này có thể tồn tại và đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước mới là cái đáng để bàn.

Thái Lan là một bài học nhãn tiền, 24.690 sản phẩm mới được tung ra trong vòng 1 năm nhưng chỉ 10% trong số đó “sống sót”.

Từ bài học của họ để rút ra những kinh nghiệm cho mình, tránh đi vào vết xe đổ. Không nên coi cứ chỉ cần có “dám” khởi nghiệp mà phải là “khởi nghiệp” thông minh và có hoạch định.

Khởi nghiệp thời chúng tôi, không thông tin, không hỗ trợ, không người dẫn dắt đã qua rồi. Các bạn trẻ bây giờ khởi nghiệp phải nên nắm rõ: how to win và where to win.

Ông nhìn nhận thế nào về vai trò và trách nhiệm của doanh nhân trong phát triển kinh tế?

 Kinh tế là chiếc thuyền đưa đất nước tiến lên thì doanh nhân là một trong những người chèo lái con thuyền đó.

Thời nay không có chiến tranh, nhưng có lẽ cuộc chiến kinh tế, cuộc chiến trí tuệ lại trở nên cam go hơn bao giờ hết.

Ngoài đóng góp ngân sách cho nhà nước thì doanh nhân tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần ổn định xã hội, cung cấp cho thị trường những mặt hàng, sản phẩm mới, trải nghiệm hiện đại và mang màu cờ sắc áo của quốc gia ra trường quốc tế.

 Trong ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, ông muốn nói điều gì với giới doanh nhân, giới khởi nghiệp?

Đổi mới, sáng tạo trong mọi hoạt động là điều tiên quyết để doanh nhân phát triển và thực hiện trách nhiệm của mình với đất nước.

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ giúp thúc đẩy được tinh thần khởi nghiệp
Chương trình hành động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai Nghị quyết 35 của Chính phủ đã chỉ rõ nhiệm vụ phải tăng cường nguồn vốn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư