Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
TPBank ứng dụng QR code để chống giả mạo sổ tiết kiệm
Như Loan - 18/05/2017 17:38
 
TPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ mới này nhằm phòng tránh tình trạng giả mạo sổ tiết kiệm.
TPBank bảo mật cho khách hàng gửi tiết kiệm bằng QR code
TPBank bảo mật cho khách hàng gửi tiết kiệm bằng QR code


Trước thực trạng có rủi ro gian lận trong giao dịch gửi tiền tiết kiệm tại một số ngân hàng, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cho biết đã ứng dụng áp mã QR từ hơn 1 năm nay để nâng cao độ an toàn cho các giao dịch gửi tiền tiết kiệm cũng như cho phép khách hàng chủ động tra cứu thông tin sổ tiết kiệm của mình mọi lúc, mọi nơi.

QR code là chữ viết tắt của “Quick response code”, tạm dịch là “mã phản hồi nhanh” hay còn gọi là “mã vạch ma trận”. Tại TPBank, mã QR được in trên tất cả các sổ tiết kiệm được phát hành tại quầy giao dịch. Mỗi sổ có 1 mã QR tương ứng với các thông tin trên sổ và chỉ có thể đọc được khi sử dụng ứng dụng eBank của nhà băng này.

Thông tin trên sổ tiết kiệm được mã hóa theo thuật toán riêng trước khi chuyển thành QR code và chỉ các sổ tiết kiệm được in ra từ hệ thống Core Banking của TPBank thì mới có mã QR. Nếu dùng ứng dụng đọc QR code thông thường, khách hàng chỉ nhận được các chuỗi ký tự dài khó hiểu.

Khi dùng ứng dụng ebank của TPBank, các thông tin được giải mã, truy vấn dữ liệu trên máy chủ của ngân hàng, nếu sổ tiết kiệm đó đang có trên hệ thống thì mới hiển thị thông tin, còn nếu không thì chỉ nhận được thông bảo “Sổ tiết kiệm không tồn tại hoặc đã tất toán”.

Thao tác tra cứu thông tin khá đơn giản. Khách hàng chỉ cần sử dụng ứng dụng Ngân hàng điện tử eBank của TPBank (có thể dễ dàng tải về từ Apple Store nếu sử dụng iPhone/iPad, hoặc Play Store nếu sử dụng smartphone Android) quét mã QR được in trên sổ.

Khi đó, ứng dụng sẽ tự động kết nối với máy chủ của ngân hàng và hiển thị toàn bộ các thông tin về sổ tiết kiệm, gồm số sổ, số tài khoản, số tiền gửi, kì hạn gửi, lãi suất, ngày gửi, ngày đáo hạn và trạng thái sổ tiết kiệm có đang bị phong tỏa hay không. Khách hàng không cần phải đến các điểm giao dịch để hỏi thông tin mà vẫn có thể truy vấn được các thông tin nói trên thông qua các thiết bị máy tính, điện thoại của mình.

Thời gian gần đây, có nhiều trường hợp người gửi cầm trong tay sổ tiết kiệm ghi giá trị rất lớn nhưng số tiền gửi thực tế tại ngân hàng lại nhỏ hơn rất nhiều, do bị các đối tượng gian lận sửa chữa tẩy xóa sổ thật rồi in lại số tiền lớn hơn.

Thậm chí có trường hợp nhân viên ngân hàng lợi dụng sự tin tưởng của khách hàng, của đồng nghiệp để in sổ trên phôi sổ thật với số tiền lớn để đưa cho khách hàng nhưng nhập vào hệ thống và nộp vào quỹ ngân hàng số tiền nhỏ hơn, hoặc còn in cả sổ giả và không nộp tiền vào ngân hàng để chiếm đoạt tiền của khách, chỉ đến khi khách hàng đến rút mới biết không có hoặc số tiền gửi rất ít so với số đã nhờ gửi.

Với mã QR code được in trên sổ tiết kiệm, những vụ việc tương tự sẽ không thể xảy ra khi mà khách hàng có thể kiểm tra được ngay hiện trạng sổ tiết kiệm của mình trên hệ thống của TPBank.

Khách hàng có thể kiểm tra tình trạng của mọi sổ tiết kiệm và chứng thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành qua QR Code trên eBank.
Khách hàng có thể kiểm tra tình trạng của mọi sổ tiết kiệm và chứng thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành qua QR Code trên eBank.

Ông Nguyễn Hưng – Tổng giám đốc TPBank cho biết, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm với những cuốn sổ tiết kiệm được phát hành tại TPBank. Việc sử dụng mã QR code này giúp gia tăng tính năng bảo mật, chống gian lận, làm giả sổ tiết kiệm của khách hàng.

“Kẻ gian có thể làm giả phôi sổ, chữ ký, con dấu, tẩy xóa cạo sửa thông tin trên sổ nhưng không thể làm giả QR code và thông tin được lưu trên máy chủ của TPBank. Các mã QR này được in trực tiếp trên sổ, được mã hóa 2 bước ở cấp độ cao và chỉ có ứng dụng eBank của TPBank mới giải mã và lấy được thông tin từ máy chủ nên độ an toàn rất cao”, ông nói.

Ngoài việc xác thực sổ tiết kiệm bằng QR code, nhà băng này còn ứng dụng QR code trong việc cho phép khách hàng tra cứu nội dung Thư bảo lãnh và các văn bản xác nhận do TPBank phát hành. Việc tra cứu như vậy giúp công khai, minh bạch các hoạt dộng giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho khách hàng và đối tác của họ, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo các nguyên tắc bảo mật và an toàn tối đa cho khách hàng.

Ngoài việc gia tăng tính bảo mật cho sổ tiết kiêm, TPBank hiện cũng đang gia tăng tính bảo mật cho chủ thẻ khi thanh toán trực tuyến khi áp dụng các phương thức xác thực giao dịch như eToken, 3D Secure ….

Nhà băng "mạnh tay" đầu tư vào công nghệ, bao giờ mới mới có lời?
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như để tăng sức cạnh tranh, các ngân hàng đang chịu áp lực phải liên tục rót vốn đầu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư