Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 17 tháng 04 năm 2024,
TP.HCM: Triển khai dự án “Dạy tin học cho người mù” với laptop 50 USD
Hồng Phúc - 25/03/2017 19:26
 
Sáng nay, Microsoft Việt Nam và Qũy từ thiện sách nói cho người mù chính thức khởi động chương trình “Dạy tin hoc cho người mù” tại TP.HCM. Dự án sẽ triển khai trong một năm, từ nay đến 25/3/2018.
TIN LIÊN QUAN

Đại diện Microsoft Việt Nam cho biết, đây là dự án đầu tiên hỗ trợ cho những người khuyết tật của công ty. Vì  vậy, nếu thí điểm này thành công, Microsoft cam kết sẽ mở rộng sáng kiến nhân văn này đến nhiều địa phương khác tại Việt Nam, không chỉ tài trợ tiền mặt mà còn hỗ trợ công nghệ, thời gian, chuyên môn của các chuyên gia tập đoàn đến người khiếm thị.

Thầy Tô Nguyên Châu, đại diện 10 giáo viên khiếm thị sẽ phụ trách giảng dạy các học viên suốt Dự án.
Thầy Tô Nguyên Châu, đại diện 10 giáo viên khiếm thị sẽ phụ trách giảng dạy các học viên suốt Dự án.

Dự án sẽ được triển khai tại Thư viện sách nói dành cho người mù (18B Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM), với các nguồn vốn hỗ trợ khoảng 68.162 USD. Điểm nổi bật của dự án là giáo trình do chính các giáo viên khiếm thị biên soạn dưới hỗ trợ của các đối tác. Đội ngũ giảng dạy đều là người khiếm thị có trình độ đại học và đã qua một khóa huấn luyện nghiệp vụ tại Thư viện sách nói. Và mọi phần mềm sử dụng trong Chương trình đều là sản phẩm được đăng ký bản quyền của Microsoft.

Thầy Tô Nguyên Châu, một trong 10 giáo viên khiếm thị phụ trách Dự án cho biết, mỗi khóa đào tạo sẽ được tổ chức trong 3 tháng cho 10 học viên/lớp, 3 buổi/ tuần và 4 tiếng/buổi, tổng cộng là 144 giờ/khóa học. Đặc biệt hơn cả, sau khóa học, nếu học viên nào đạt chứng nhận hoàn thành sẽ được tặng 1 laptop không màn hình 360 (50 USD/chiếc) do ông Phạm Đức Trung Kiên, Chủ tịch The Vietnam Foundation tài trợ. Ông Kiên cũng là một Việt kiều khiếm thị đã đồng hành cùng Thư viên sạch nói trong nhiều năm qua.

“Dự án này sẽ giúp những người khiếm thị có thể sử dụng máy tính, tiếp cận với nguồn thông tin khổng lồ từ Internet. Để từ đó, cuộc sống của những người khuyết tật nói chung có thể tự chủ cuộc sống của mình. Chỉ cần mọi người cho những người khiếm thị như chúng tôi 1% cơ hội được phục vụ dự án thì chúng tôi chắc chắn sẽ sử dụng 100% năng lực của mình để làm việc đó”, thầy Tô Nguyên Châu chia sẻ.

Bà Nguyễn Hướng Dương, giám đốc thư viện sách nói cho biết, sau gần 20 năm phục vụ người mù, được tiếp xúc với thế giới người mù, bà nhận ra, họ chỉ mất ánh sáng của đôi mắt chứ ánh sáng trí tuệ thì không hề lu mờ. Thậm chí ho còn làm được những điều mà người sáng mắt không phải ai cũng làm được. Bà kỳ vọng, dự án sẽ được nhân rộng đến tất cả cộng đồng người khiếm thị tại Việt Nam và sẽ nhận được thêm nhiều hỗ trợ từ các lòng hảo tâm trong xã hội, nhằm hiện thực hóa những hoạt động này.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư