Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Từ hôm nay, khách hàng mất tiền trong tài khoản có thể nhận được bồi hoàn
Đỗ Huyền (BNEWS/TTXVN) - 28/11/2016 14:05
 
Đây là một trong những điểm đáng chú ý tại Thông tư số 30 bổ sung một số quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành.
Từ 28/11, khách hàng mất tiền trong tài khoản sẽ được bồi hoàn nếu không do lỗi của mình. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Từ 28/11, khách hàng mất tiền trong tài khoản sẽ được bồi hoàn nếu không do lỗi của mình. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN

Trong thời hạn tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả tra soát, khiếu nại cho khách hàng, tổ chức phát hành thẻ phải thực hiện bồi hoàn cho chủ thẻ theo thỏa thuận và quy định của pháp luật hiện hành đối với những tổn thất phát sinh không do lỗi của chủ thẻ.

Đây là một trong những điểm đáng chú ý tại Thông tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14/10/2016 bổ sung một số quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán (Thông tư 30) mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ hôm nay (28/11).

Thông tư cũng quy định, trường hợp tổn thất phát sinh do lỗi của các bên liên quan (tổ chức trung gian thanh toán, tổ chức chuyển mạch thẻ, tổ chức thẻ quốc tế, đơn vị chấp nhận thẻ), bên có lỗi thực hiện bồi hoàn cho tổ chức phát hành thẻ theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong trường hợp hết thời hạn xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại theo thỏa thuận tại hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ mà vẫn chưa xác định được nguyên nhân hay lỗi thuộc bên nào thì trong vòng 15 ngày làm việc tiếp theo, tổ chức phát hành thẻ thỏa thuận với chủ thẻ về phương án xử lý. Hoặc, tạm thời bồi hoàn tổn thất cho chủ thẻ cho đến khi có kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền phân định rõ lỗi và trách nhiệm của các bên.

Với các trường hợp, vụ việc có dấu hiệu tội phạm, việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp xác định không có yếu tố tội phạm, tổ chức phát hành thẻ thỏa thuận với chủ thẻ về phương án xử lý kết quả tra soát, khiếu nại trong vòng 15 ngày làm việc…

Thông tư 30 quy định các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải quy định cụ thể về thời hạn khách hàng được quyền đề nghị tra soát, khiếu nại (không ít hơn 60 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch đề nghị tra soát, khiếu nại).

Quy định về thời hạn xử lý tra soát, khiếu nại của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại lần đầu của khách hàng).

Tổ chức cung ứng dịch vụ phải thực hiện bồi hoàn trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc nếu không do lỗi của khách hàng…; trường hợp không xác định được lỗi do bên nào thì thời hạn là 15 ngày làm việc, tổ chức cung ứng dịch vụ phải thỏa thuận với khách hàng về phương án xử lý tra soát, khiếu nại.

Đối với dịch vụ cung ứng và sử dụng séc, Ngân hàng Nhà nước quy định việc tổ chức cung ứng séc phải quy định cụ thể về thời hạn khách hàng được quyền đề nghị tra soát, khiếu nại (không ít hơn 60 ngày kể từ thời điểm xuất trình để thanh toán séc).

Thời hạn xử lý tra soát, khiếu nại của tổ chức cung ứng séc (không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại lần đầu của khách hàng).

Với các khiếu nại thông thường, tổ chức cung ứng séc phải thực hiện bồi hoàn trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc nếu không do lỗi của khách hàng…; trường hợp không xác định được lỗi do bên nào thì thời hạn là 15 ngày làm việc, tổ chức cung ứng séc phải thỏa thuận với khách hàng về phương án xử lý tra soát, khiếu nại.

Với trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm, việc xử lý tra soát, khiếu nại thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp xác định không có yếu tố tội phạm, tổ chức cung ứng séc phải thỏa thuận với khách hàng về phương án xử lý tra soát khiếu nại trong vòng 15 ngày làm việc.

Năm 2016 ngành ngân hàng ước "đút túi" 40.000 tỷ đồng
Thực tế cho thấy, với mảng tín dụng cá nhân, tỷ lệ lãi cận biên (NIM) vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, các nhà băng cho rằng, chi phí huy động vốn gia...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư