Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Ứng dụng gọi xe MVLchain của người Hàn sẽ "tham chiến" thị trường Việt trong tháng 7
Phương Anh - 07/05/2018 14:01
 
Tại buổi giới thiệu về ứng dụng gọi xe tại Việt Nam, MVLchain cho biết, khi thủ tục pháp lý hoàn tất, ứng dụng sẽ chính thức "tham chiến" thị trường, dự kiến vào tháng 7 tới.
.
Ông Kay Woo, Nhà sáng lập kiêm CEO MVL tuyết trình tại buổi giới thiệu. 

Ông Kay Woo, Nhà sáng lập kiêm CEO MVL cho hay, họ đang nhắm đến Việt Nam như thị trường chính của công ty. Hiện, MVL đang nộp hồ sơ thành lập pháp nhân ở Việt Nam với tư cách là một công ty công nghệ thông tin.

Dự kiến, đợt tuyển tài xế đầu tiên sẽ được tổ chức ngay trong tháng này. Nếu thủ tục pháp lý hoàn tất đúng tiến độ, ứng dụng sẽ chính thức "tham chiến" thị trường vào tháng 7 tới.

MVLchain được hình thành năm 2012, bởi một nhóm nhà sáng lập chủ yếu là người Hàn Quốc tại New York (Mỹ). Tuy nhiên, công ty được đăng ký thành lập chính thức ở Singapore và đang hoạt động tại các thị trường như Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Singapore thông qua nền tảng easi6, cung cấp dịch vụ đặt trước với hơn 25.000 phương tiện đang vận hành. Gần đây, MLVchain đã trở thành đối tác chính thức của Thế vậṇ hội mùa đông PyeongChang về dịch vụ vận chuyển.

Đại diện MVLchain chia sẻ: “Mô hình dịch vụ của chúng tôi tương tự với Uber và Grab nhưng công nghệ đằng sau thì khác biệt. Hai hãng này có giải pháp khá truyền thống. Đằng sau dịch vụ của họ là tập trung hóa cơ sở dữ liệu vào server. Tất cả dữ liệu được thu về đó và họ sử dụng cho riêng họ. Trong khi đó, dữ liệu của chúng tôi được lưu bằng công nghệ blockchain. Điều đó có nghĩa dữ liệu là sở hữu của tất cả người cung cấp, nên nó minh bạch và mọi người có thể sử dụng mang lại lợi ích cho mình”.  

Đại diện ứng dụng cũng cho biết thêm, MVLchain sẽ là ứng dụng gọi xe dùng công nghệ blockchain đầu tiên tại Việt Nam, và tuyên bố sẽ không thu phí hoa hồng từ tài xế hay bất kỳ khoản phí gì từ người dùng. Người dùng chỉ phải trả một khoản phí nhỏ nếu thanh toán trực tuyến vì ứng dụng cần thanh toán phí dịch vụ cho các tổ chức thẻ tín dụng.

Cũng vì khẳng định không có doanh thu từ hoạt động kết nối tài xế và người dùng nên nhà sáng lập cho biết sẽ không đổ tiền làm khuyến mại, mà thu hút hành khách bằng giá cước rẻ.

Không chỉ chiêu mộ tài xế bằng chiến thuật không hoa hồng. MVL còn thiết lập cơ chế tặng điểm thưởng dựa vào đánh giá của hành khách sau mỗi chuyến đi. Điểm thưởng có thể được quy đổi thành một loại token (tiền điện tử của riêng hệ sinh thái này phát hành).

"Loại tiền này không được phép sử dụng như phương tiện thanh toán. Tài xế có thể giữ lại hoặc mang bán trên các sàn chấp nhận giao dịch chúng", ông Kay Woo nhấn mạnh token chỉ là một loại tài sản để đầu tư.

Giải thích thêm về nguồn thu để duy trì, nhà sáng lập cho biết công ty dựa vào hàng loạt hoạt động như liên kết dịch vụ với bảo hiểm, các đơn vị kinh doanh xe qua sử dụng, bán quảng cáo và bán dữ liệu cho các đơn vị bảo hiểm, các tổ chức nghiên cứu thị trường...

Ứng dụng gọi xe tại Việt Nam: “Cựu binh” ngã ngựa, “tân binh” thế chỗ
Thị trường Việt Nam sẽ có nhiều xáo trộn lớn, khi ứng dụng gọi xe Uber rút lui, bán lại cho Grab và ứng dụng Go-Jek “thế chỗ”.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư