Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Vì rào cản, Saigon Co.op chấp nhận Big C thuộc về Central Group
Anh Hoa - 29/04/2016 16:29
 
Central Group và Nguyễn Kim đã thâu tóm được thống Big C Việt Nam với tổng giá trị giao dịch lên tới 920 triệu Euro (1,05 tỷ USD).
Được thành lập vào năm 1998 dưới thương hiệu Cora và đổi thành “Big C” vào năm 2003. Hiện đã có 33 siêu thị tại 20 tỉnh trên cả nước.
Được thành lập vào năm 1998 dưới thương hiệu Cora và đổi thành “Big C” vào năm 2003. Hiện đã có 33 siêu thị tại 20 tỉnh trên cả nước.

Sau những cuộc chạy đua của những ứng cử viên sáng giá trong thương vụ mua lại chuỗi Big C Việt Nam là Lotte Group (Hàn Quốc), Central Group và TCC Holding (đều của Thái Lan), Saigon Co.op và Masan Group (Việt Nam), Central Group đã thâu tóm được Big C Việt Nam. 

Saigon Coop đã tham gia và lọt vào vòng cuối cùng trong thương vụ này, chung với Central Group (Thái Lan). Tuy nhiên, vì rào cản liên quan đến giấy phép đầu tư, khi một doanh nghiệp trong nước muốn tiến hành thương vụ mua lại doanh nghiệp nước ngoài như Big C thì phải xin được giấy phép đầu tư ra nước ngoài.

Một số điểm mạnh của Big C Việt Nam:
-Hoạt động theo 3 mô hình: 12 đại siêu thị (diện tích trên 5.000 m2); 17 siêu thị cỡ lớn (diện tích từ 3.000 – 5.000 m2); 3 siêu thị (diện tích nhỏ hơn 3.000 m2)
-Mở cửa hàng tiện lợi đầu tiên vào năm 2011 dưới thương hiệu “C-Express”. Hiện có 10 cửa hàng tại các khu vực đô thị có mật độ dân số cao, với diện tích từ 100 -150 m2.
- Đạt được giá tốt nhất khi đàm phán với các nhà cung cấp nhờ lợi thế quy mô lớn. Tận dụng chuỗi cung ứng và hệ thống phân phối của Tập đoàn.
- Nhà dẫn đầu về giá nhờ lợi thế quy mô và mô hình tổ chức hợp lý, vận hành hoạt động với chi phí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh.
-Mối quan hệ sâu rộng với các nhà cung cấp trong nước và quốc tế cùng với chuỗi
Như vậy, Tập đoàn TCC của tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi mua được toàn bộ cơ sở bán buôn của Tập đoàn METRO tại Việt Nam, bao gồm tất cả 19 trung tâm và các bất động sản liên quan trị giá 655 triệu Euro và Big C Thái Lan với 3,5 tỷ USD. Trong khi đó,   Central Group của gia đình Chirathivat đã mua được Big C Việt Nam.

Hiện Central Group và Big C Việt Nam chưa tiết lộ về kế hoạch phát triển kinh doanh hay có thay đổi gì trong hệ thống bán lẻ này.

Đặt chân vào thị trường Việt Nam từ năm 2011, Central Group đang sở hữu 100 cửa hàng với các mô hình bán lẻ khác nhau bao gồm 4 trung tâm thương mại, 27 cửa hàng thể thao, 30 cửa hàng thời trang, 1 khách sạn; 21 trung tâm bán lẻ điện máy, 1 kênh thương mại điện tử, 13 siêu thị Lan Chi.

Như vậy, có thể nói thị trường phân phối, bán lẻ Việt Nam đã thực sự chịu sự chi phối của các đại gia bán lẻ Thái Lan. Mà trong ngành bán lẻ ai nắm được thị phần bán lẻ sẽ điều tiết, nắm được không gian kinh tế của quốc gia.

Big C có theo Metro Cash & Carry Việt Nam rơi vào tay tỷ phú Thái Lan?
Thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ ngày càng đậm sắc Thái Lan, nếu sau Metro Cash & Carry Việt Nam, Big C lại rơi vào tay một tỷ phú người Thái.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư