Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Vinamilk, Nestlé được thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN
Thế Hải - 23/11/2016 16:38
 
Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) và Nestlé Việt Nam là 2 doanh nghiệp được Bộ Công thương lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ theo cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.
Các doanh nghiệp được thí điểm tự chứng nhận xuất xứ phải đáp ứng các tiêu chí: không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký; kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu USD
Các doanh nghiệp được thí điểm tự chứng nhận xuất xứ phải đáp ứng các tiêu chí không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất và kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước phải đạt tối thiểu 10 triệu USD

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) vừa giới thiệu danh sách các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ của các nước thành viên Bản ghi nhớ thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 trong khuôn khổ ASEAN, bao gồm Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Đó là Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và Nestlé Việt Nam.

Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là việc doanh nghiệp tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên hóa đơn thương mại thay cho C/O mẫu D. Việc thí điểm này nhằm giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng thời thực hiện cam kết trong ASEAN.

Theo Thông tư số 28/2015/TT-BCT quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp thay vì phải đi xin cấp C/O, có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D cho hàng hóa xuất khẩu của mình.

Bộ Công Thương xác định các tiêu chí khá cụ thể để lựa chọn doanh nghiệp tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ.

Cụ thể, đó phải là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất; không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký; kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu USD; có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp.

Doanh nghiệp sẽ được tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa
Thời gian tới, khi một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết và có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ được trao quyền tự chứng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư