Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Vinatex nắm giữ 52% vốn tại Vinatex Phú Hưng
Thế Hải - 27/12/2017 16:18
 
Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam – Vinatex (Mã Ck: VGT) đã thông qua chủ trương góp 52% vốn để thành lập Công ty CP Vinatex Phú Hưng
Vinatex góp 52% vốn điều lệ tại Công ty CP Vinatex Phú Hưng. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh xơ sợi xuất khẩu tại Thừa Thiên Huế.
Vinatex góp 52% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Vinatex Phú Hưng. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh xơ sợi xuất khẩu tại Thừa Thiên Huế.

Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam – Vinatex ngày 26/12/2017 đã quyết định ủy quyền cho Tổng giám đốc Vinatex triển khai góp vốn thành lập Công ty cổ phần Vinatex Phú Hưng.

Theo đó, Công ty cổ phần Vinatex Phú Hưng có số vốn điều lệ là 25 tỷ đồng, trong đó phần vốn góp của Tập đoàn là 52%, tương đương 13 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Vinatex Phú Hưng tiền thân là Chi nhánh Tập đoàn Dệt May Việt Nam – Nhà máy sợi Phú Hưng. Gần đây, Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã có quyết định chuyển đơn vị này thành Công ty cổ phần Vinatex Phú Hưng.

Nhà máy sợi Phú Hưng thuộc Công ty cổ phần Vinatex Phú Hưng đặt tại Khu công nghiệp Phú Bài, Phường Phú Bài, Thị xã Hương Thuỷ, Thừa Thiên, Huế. Nhà máy này được khởi công xây dựng năm 2013, chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, nguyên liệu, thiết bị máy móc và phụ tùng thay thế.

Nhà máy có quy mô 21.600 cọc sợi với sản lượng trên 5.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng.

Nhà máy có dây chuyền máy móc hiện đại cùng với công nghệ tiên tiến nhập khẩu từ các nhà cung cấp hàng đầu như Murata, Toyota, Rieter, Uster... chủ yếu sản xuất các sản phẩm 100% sợi cotton, sợi pha (TC và CVC) chải thô và chải kỹ với chi số từ Ne 20 đến Ne 45 trên dây chuyền sản xuất hiện đại với các nhà quản lý kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên năng động, công nhân có tay nghề cao.

Sản phẩm của nhà máy đã và đang được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Ai Cập... Trong thời gian tới, mục tiêu của nhà máy là tiếp tục thâm nhập vào các thị trường tiềm năng như Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Indonesia, …

Đầu tư Nhà máy sợi Phú Hưng nằm trong chiến lược phát triển bền vững của ngành và Tập đoàn, đó là nâng cao năng lực cạnh tranh của Dệt May Việt Nam tại thị trường nội địa và hội nhập thị trường thế giới, phát triển tiềm năng sản xuất và tiêu thụ sợi,

Gian nan đưa Nhà máy xơ sợi Đình Vũ vận hành trở lại
Một nhà máy xơ sợi được đầu tư với tổng vốn hơn 7.000 tỷ đồng từng được kỳ vọng lớn đã phải “đắp chiếu” từ năm 2015. Bao giờ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư