Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
WB hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu
Khánh An - 08/06/2016 13:16
 
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống còn 2,4%, so với mức 2,9% đưa ra hồi tháng 1/2016. Riêng với Việt Nam, WB cho rằng, tăng trưởng sẽ được hỗ trợ do tiêu dùng tăng mạnh, hàng hóa nguyên liệu thấp.

Lý do là WB e ngại tốc độ tăng trưởng chậm tại các nền kinh tế phát triển, giá hàng hóa nguyên liệu vẫn giữ ở mức thấp, thương mại toàn cầu yếu và dòng vốn bị thuyên giảm.

Theo báo cáo cập nhật Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất, các nước mới nổi xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu và các nước đang phát triển đang phải vật lộn với tình trạng giá dầu và giá các mặt hàng nguyên liệu khác bị ghìm ở mức thấp. Riêng  yếu tố này đã chiếm một nửa mức hạ dự báo.

Các nền kinh tế này dự đoán chỉ tăng 0,4% năm nay, trong khi mức dự báo đưa ra hồi tháng 1/2016 là 1,2%.

Tăng trưởng kinh tế vẫn là yếu tố quan trọng nhất giúp thực hiện giảm nghèo và chính vì vậy, chúng tôi rất quan ngại về tình trạng sụt giảm tăng trưởng mạnh tại các nước phát triển xuất khẩu nguyên liệu do giá hàng hóa nguyên liệu thấp”, ông Jim Yong Kim, Chủ tịch WB nói.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Trong khi các nước phát triển đang cố gắng lấy đà thì hầu hết các nước Nam và Đông Á lại tăng trưởng rất vững. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Dự báo, các nền kinh tế mới nổi sẽ đạt mức tăng trưởng 5,8% năm 2016, giảm nhẹ so với mức 5,9% năm 2015, nhờ vào giá năng lượng thấp và mức tăng trưởng nhẹ tại các nền kinh tế phát triển.

Trong các nền kinh tế mới nổi chính, Trung Quốc dự đoán sẽ tăng trưởng 6,7% năm 2016 so với mức 6,9% năm 2015. Ấn Độ dự kiến sẽ vẫn giữa mức 7,6%, còn Brazil và Nga dự kiến sẽ bị lún sâu hơn vào suy thoái so với mức dự báo hồi tháng 1/2016. Nam Phi dự báo tăng trưởng 0,6% năm 2016, thấp hơn 0,8 điểm phần trăm so với mức dự báo tháng 1/2016.

“Trong khi các nước phát triển đang cố gắng lấy đà thì hầu hết các nước Nam và Đông Á lại tăng trưởng rất vững. Các nước nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu mới nổi khác trên thế giới cũng vậy,” ông Kaushik Basu, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Phó chủ tịch cao cấp của WB nói.

Tuy vậy, ông Kaushik Basu cũng cho rằng cần chú ý là nợ tư nhân tăng nhanh tại một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. “Do lượng vốn đi vay tăng, nên cũng xuất hiện nhiều khoản nợ xấu, và tỷ trọng nợ xấu trong tổng cho vay đã tăng gấp bốn lần”. ông Kaushik Basu phân tích.

ADB dự báo GDP châu Á đạt 5,7% trong năm 2016
Nền kinh tế Trung Quốc dự báo sẽ tăng trưởng chậm trong năm 2016 và 2017, trong khi sự phục hồi yếu ớt của các nước công nghiệp chủ chốt thế...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư