Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Xây dựng Đặc khu Hành chính - Kinh tế Phú Quốc: Mạnh dạn phân cấp, giao quyền
Huy Thịnh - 15/07/2017 21:31
 
Sáng nay, ngày 15/7 tại đảo Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị khoa học về xây dựng mô hình Đặc khu hành chính - kinh tế (HC-KT) cho đảo Phú Quốc. Tại đây nhiều đại biểu cho rằng, bộ máy chính quyền cấp huyện như hiện nay là quá tải và không phù hợp tình hình thực tế với nhiều dự án "tỷ đô" đang được triển khai đầu tư.

"Đất lành chim đậu"

Phú Quốc là huyện đảo lớn nhất (gần 59.000 ha) và đông dân nhất (120.000 dân) trong số 12 huyện đảo trên cả nước, với cơ cấu hành chính gồm 8 xã và 2 thị trấn, 51 ấp, khu phố.

Phú Quốc có hình dạng tam giác mở rộng phía Bắc và thu nhỏ dần phía Nam cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 27 đảo địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ Bắc xuống Nam với 99 ngọn núi đồi, điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa). Phú Quốc có hệ sinh thái đa dạng với rừng nguyên sinh chiếm trên 65% là một trong ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang được UNESCO công nhận.

.
.

Về vị trí, Phú Quốc cách trung tâm TP.Rạch Giá 120 km, cách vùng phát triển du lịch, công nghiệp Đông Nam Thái Lan khoảng 500km, cách miền Đông Malaysia khoảng 700km và cách Singapore khoảng 1.000km. Phú Quốc còn nằm gần kề với cửa ngõ Tây Nam của Campuchia.

Từ phía Bắc của Phú Quốc đến thành phố du lịch Kep và thành phố cảng Xihanucville của Campuchia tương đối gần. Do đó, Phú Quốc rất thuận lợi trong việc liên kết giao thương, phát triển du lịch trong vùng Đông Nam Á. Chỉ với đường bay khoảng 500 đến 1.200 km, Phú Quốc nối liền và mở rộng giao lưu quốc tế với các trung tâm du lịch lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Bangkok, Phnompenh, Kualalumpur, Jakarta, Phuket …Với khoảng cách về địa lý như thế không có gì đáng ngại đối với du khách nếu như Phú Quốc có đầy đủ hạ tầng du lịch thì nơi đây sẽ là "thiên đường du lịch" của châu Á.

Với những điều kiện thuận lợi đó, đến nay Phú Quốc đã thu hút được 265 dự án đầu tư còn hiệu lực với diện tích thuê đất 10.522 ha.Trong đó có 197 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 218.000 tỷ đồng; 31 dự án trong số đó với vốn đầu tư gần 50.000 tỷ đồng đã đi vào hoạt động; 24 dự án với tổng vốn đăng ký 46.000 tỷ đồng đang được triển khai, các dự án còn lại cũng đang hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Sức hấp dẫn của Phú Quốc đã hút được nhiều "ông lớn" rót vốn khủng đầu tư vào BĐS du lịch, khu phức hợp nghỉ dưỡng. Tiêu biểu như Tập đoàn Vingroup đầu tư 50.000 tỷ đồng, Tập đoàn SunGroup đầu tư trên 21.000 tỷ đồng, CEO Group đầu tư trên 20.000 tỷ đồng, BIM Group đầu tư 9.000 tỷ đồng...

Cần chính sách ổn định dài hạn

Tại buổi Hội thảo nhiều chuyên gia cho rằng, trên bước đường phát triển thì Phú Quốc cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập. Đó là các hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng chưa kịp thời; công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế.

Theo bà Đào Thị Thiên Hương, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH PWC Việt Nam: Năm 2014, tỷ lệ đóng góp của Phú Quốc vào GDP quốc gia chỉ ở mức 0,24%. Với tiềm năng của hòn đảo này hoàn toàn có khả năng đóng góp từ 3-5% GDP cho quốc gia nếu có bộ máy, cơ chế chính sách tốt để thu hút đầu tư.

Ông Patrick Tay, Chuyên gia tư vấn chính sách, kinh tế (PWC) và  GS Jim Coleman, Trưởng Bộ phận Kinh tế Công ty Burohappold Engineering cho rằng, thời gian qua Dubai nổi lên là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư mà điểm nổi bật được nhà đầu tư yêu thích là mô hình hành chính một cửa rất minh bạch và tiện lợi. Đây cũng là kinh nghiệm cho Phú Quốc. Ngoài ra, để nhà đầu tư quyết định rót vốn lớn vào đầu tư thì đòi hỏi chính sách phải ổn định, dài hạn, môi trường đầu tư tốt, cơ sở hạ tầng phải đồng bộ.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên (Viện Kinh tế Việt Nam), chúng ta đã quá muộn khi triển khai mô hình khu hành chính kinh tế đặc biệt. Khi đã nói là đặc khu thì phải "mở toang" cửa chứ không nên rụt rè, "cơi nới". Mạnh dạn phân cấp và giao quyền cho đặc khu từ khâu tổ chức bộ máy, xây dựng hành lang pháp lý, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm với Quốc hội, Chính phủ.

Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Võ Kim Sơn, Nguyên trưởng khoa Tổ chức và quản lý nhân sự, Học viện Hành quốc gia HCM cho rằng, nếu xác định mô hình khu hành chính - kinh tế tương đương cấp tỉnh thì có thể cho phép có quy định riêng cho từng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để phù hợp với tình hình thực tế.

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Đề án xây dựng đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt Phú Quốc là chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, các bộ, ngành và tỉnh Kiên Giang. Trên cơ sở đó, tỉnh Kiên Giang xác định sẽ xây dựng Đề án về đơn vị Hành chí -Kinh tế đặc biệt Phú Quốc theo mô hình phát triển kinh tế hướng ngoại, độ mở cao. Nhà nước ít can thiệp vào thị trường, vận hành theo nguyên tắc thị trường là chính, có cơ chế, chính sách đột phá về kinh tế. Phát triển Phú Quốc với trụ cột chính là công nghiệp giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ tài chính - ngân hàng và kinh tế biển.

"Mục tiêu là bằng các chính sách ưu đãi đặc biệt, vượt trội, đủ sức cạnh tranh quốc tế để xây dựng và phát triển Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á theo mô hình kinh tế mở", ông Nghị nói.

Ông Nguyễn Thanh Nghị: Đề án xây dựng mô hình Đặc khu kinh tế Phú Quốc cơ bản đã hoàn thành
Xây dựng 3 đặc khu kinh tế ở 3 miền là nhằm tạo động lực phát triển trong vùng và cả nước là chủ trương lớn của Trung ương và quyết tâm của...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư