Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Xây dựng nông thôn mới nợ đọng như chúa Chổm
Hà Tâm - 28/06/2016 18:05
 
Tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc chương trinh nông thôn mới tính đến hết 31/01/2016 khoảng 15.212 tỷ đồng.

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm sáng 28/6, Ban chỉ đạo trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho biết, tính đến nay cả nước đã có 1.965 xã (22%) đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 4,9% so với cuối năm 2015).

Về nguồn vốn, tổng hợp từ báo cáo nhanh của các địa phương cho thấy, dự kiến cả nước huy động được khoảng 263.127 tỷ đồng từ các nguồn lực để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó ngân sách Trung ương đã bố trí 7.374 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới tại nhiều địa phương đang là vấn đề lớn, vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt điểm.

Theo báo cáo của 52/62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tỉnh Đồng Nai chưa có báo cáo), tổng số nợ đọng (tính đến hết 31/01/2016) khoảng 15.212 tỷ đồng.

Trước tình hình này, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương đã ban hành Quyết định số 14/QĐ-BCĐTW-VPĐP ngày 15/6/2016 thành lập 03 đoàn công tác liên ngành do 03 đồng chí Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương, là Thứ trưởng của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng các đoàn công tác đi khảo sát kỹ tại một số  địa phương tập trung vào các tỉnh ở 03 khu vực có mức nợ đọng cao nhất (Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, miền núi phía Bắc) để nắm bắt tình hình và có cơ sở tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét, tìm biện pháp tháo gỡ.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất giai đoạn tới là khẩn trương hoàn thiện thủ tục thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời, tập trung chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình về phát triển sản xuất gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại một số địa phương, nhất là các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực của từng vùng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu…

Một vấn đề nữa là hiện nay, vấn đề thu mua nông sản ở nông thôn đang gặp khó khăn, nhất là đầu ra của các nông sản chủ lực. Qua làm việc với các Bộ, ngành Trung ương và một số doanh nghiệp, tập đoàn siêu thị lớn, Bộ NN&PTNT đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét, nhất trí về mặt chủ trương cho xây dựng Đề án thí điểm “Xây dựng một số Trung tâm giao dịch, thu mua nông sản an toàn ở các xã nông thôn mới gắn với các doanh nghiệp, tập đoàn siêu thị lớn, có uy tín”, làm cơ sở để hình thành và nhân rộng các chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với mạng lưới tiêu thụ - phân phối.

Đầu tư 851.380 tỷ đồng cho chương trình Nông thôn mới trong 5 năm qua
Theo Báo cáo kết quả thực hiện Giám sát Chương trình Nông thôn mới (NTM) vừa được Ủy ban Quốc hội thảo luận ngày 25/5/2016 thì ngân sách nhà...
Bình luận bài viết này
  • lê minh 19:45 | 28-06-2016
    muốn nông thôn mới bền vững thì phải tập trung tạo ra việc làm ổn định, thu nhập ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện và năm sau cao hơn năm trước.... nhưng các địa phương lại quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng vì XD hạ tầng dễ làm, lại tao ra được cơ chế xin cho ( tuy nhiên không ai cho không bao giờ ) nên nợ đọng như chúa chổm là đương nhiên
  • thang 20:21 | 28-06-2016
    Hậu quả của căn bệnh thành tích
Xem thêm trên Báo Đầu Tư