Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Xuất khẩu da giày: Thu về 5,7 tỷ USD, giày thể thao giữ ngôi quán quân
Thế Hải - 02/04/2018 13:17
 
Năm 2017, ngành da giày Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 14,6 tỷ USD, trong đó, Top 5 chủng loại giày dép đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD có sản phẩm giày thể thao mũ da nguyên liệu đóng góp tới 5,7 tỷ USD.
Quán quân xuất khẩu mang về ngoại tệ lên tới 5,7 tỷ USD trong năm 2017 đã thuộc về mặt hàng Giày thể thao mũ nguyên liệu .
Quán quân xuất khẩu mang về ngoại tệ lên tới 5,7 tỷ USD trong năm 2017 đã thuộc về mặt hàng Giày thể thao mũ nguyên liệu

5 chủng loại giày có sản lượng lớn và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, gồm giày thể thao mũ nguyên liệu dệt; giày mũ da thuộc hoặc da tổng hợp; giày thể thao mũ da thuộc hoặc da tổng hợp, giày mũ nguyên liệu dệt; giày thể thao mũ cao su hoặc plastic.

Trong đó, giày thể thao mũ nguyên liệu dệt là mặt hàng có giá trị cao nhất đạt khoảng 5,7 tỷ USD chiếm 39,4% và có sự tăng trưởng khoảng 23% so với năm 2016.

Giày thể thao mũ da thuộc hoặc da tổng hợp chiếm tỷ trọng 15,5%; giày mũ da thuộc hoặc da tổng hợp chiếm 14,7%; giày mũ nguyên liệu dệt chiếm 9,9%; giày thể thao mũ cao su hoặc plastic chiếm 4,6%...

Theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), thị trường xuất khẩu sản phẩm giày dép của Việt Nam đã vượt trên 100 nước, trong đó 72 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 sang thị trường Hoa Kỳ dẫn đầu với giá trị  5,1 tỷ USD, tăng 14,1% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 34,9% tổng xuất khẩu giày, dép của cả nước.

Sau nhiều năm giữ ngôi quán quân, thị trường EU đã lùi xuống thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của ngành da giày với kim ngạch 4,6 tỷ USD, tăng 10,1% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 31,5%.

Thị trường Trung Quốc đứng thứ 3, với kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 1,1 tỷ USD, tăng 26,1% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 7,5%.

Thị trường Nhật Bản đứng thứ 4 với 751 triệu USD, tăng 11,3% so với năm 2016 và chiếm tỷ trọng 4,8%.

Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục chủ trương cắt giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành có công nghệ cao hơn, nên một số đơn hàng gia công giày, dép, túi xách dự báo sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhằm tận dụng cơ hội từ EVFTA, dự kiến có hiệu lực trong năm 2018.

Kết thúc quý I/2018, xuất khẩu giày dép vẫn giữ phong độ với kim ngạch 3,5 tỷ USD, tăng 10.9% so với cùng kỳ 2017.

Vốn FDI từ Mỹ đợi chảy vào da giày
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào ngành da giày dù giảm tốc trong năm 2017, song được kỳ vọng sẽ nhộn nhịp trở lại trong năm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư