Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Ý nghĩa đặc biệt của đồ chơi Trung thu truyền thống
Thành Tuyên - 03/09/2014 14:28
 
Mặt nạ giấy bồi, đèn ông sao là những món đồ không thể thiếu đối với trẻ em trong dịp Tết trung thu ngày trước. Ngày nay, tuy nhiều loại đồ chơi hiện đại xuất hiện nhưng những món đồ chơi này vẫn có một ý nghĩa đặc biệt với trẻ
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Đồ chơi Trung thu: Người tiêu dùng "sính nội", hàng Trung Quốc lép vế
DN sản xuất đồ chơi trẻ em loay hoay tìm hướng đi
Trung Thu thời hội nhập, còn không chút đậm đà?
Mừng vì người dùng đã quay lại lồng đèn dân tộc
Rực rỡ đồ chơi truyền thống
Đồ chơi Trung thu truyền thống có ý nghĩa đặc biệt với trẻ em

Vào ngày rằm tháng Tám âm lịch hằng năm, tại Việt Nam và một số nước trong khu vực châu Á trở thành ngày tết Thiếu nhi. Ngày Tết này còn được gọi là “Tết trông trăng” hoặc “Tết đoàn viên”.

Trẻ em thường rất mong đợi đến ngày Tết Trung thu, bởi ngày này chúng thường được người lớn chia quà bánh tặng đồ chơi. Trong kí ức tuổi thơ mỗi người chắc chẳng thế nào quên được ngày Tết trung thu được phát kẹo. Dăm ba chiếc kẹo tranh, một góc bánh nướng hoặc bánh dẻo và vài múi bưởi đã khiến cho lũ trẻ khắp xóm reo hò.

Còn nhớ ngày bé, lũ trẻ thường được ông bà, bố mẹ làm cho những chiếc đèn ông sao, mặt lạ rực rỡ. Vào buổi tối ngày rằm, trẻ em quây quầy cùng gia đình tổ chức bày cỗ, trông trăng. Trăng ngày rằm vừa tròn vừa sáng, lũ trẻ quây thành vòng tròn trong sân vừa múa hát, vừa ngắm trăng phá cỗ. Nhiều nơi, người ta tổ chức cho trẻ em múa lân, múa Sư Tử, múa rồng để các em có thể vui chơi thỏa thích.

Ngày nay, đồ chơi trung thu cho trẻ em khá đa dạng và bắt mắt. Nhưng sẽ rất nhàm chán nếu thiếu đi những món đồ chơi truyền thống như đèn lồng, đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi….

Mặt nạ giấy bồi

Những loại đồ chơi này thường được làm thủ công, có khi người phải làm trước cả tháng trời. Những chiếc mặt nạ đủ hình dạng, đủ màu sắc được trẻ em vô cùng yêu thích. Mặt nạ phổ biến nhất là hình ảnh những nhân vật trong chuyện cổ tích như Tấm Cám, Thạch Sanh, Sơn Tinh - Thủy Tinh…, trong phim truyện như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng, Đường Tăng, Na Tra thái tử…, nhân vật lịch sử và các con vật trâu, lợn, hổ, gấu..

Làm mặt nạ thực ra không khó, nhưng lại phải làm bằng nhiều công đoạn khác nhau. Từ tạo khuôn, phơi nắng, sơn màu. Nguyên liệu làm mặt nạ giấy bồi bao gồm: giấy bìa (Có thể lấy giấy bìa từ cuốn bìa vở cũ của học sinh), sơn, khuôn đất…

Đồ chơi trung thu và ý nghĩa đặc biệt với thiếu nhiCác em nhỏ được đến thăm và làm quen với nghề làm mặt nạ giấy bồi

Từ những chiếc khuôn bằng đất, người ta phải tỉ mỉ xé từng mẩu giấy nhỏ được phết hồ rồi cặm cụi dán vào mặt trong của chiếc khuôn. Dán từng lớp mỏng khoảng 5 – 6 lượt sau đó gỡ ra là được một chiếc phôi mặt nạ. Phôi này đem phơi nắng 1 ngày sẽ vẽ được.

Tiếp đến là giai đoạn vẽ sơn. Mỗi chiếc mặt nạ được vẽ từ 5 - 6 màu sơn. Cứ vẽ xong một màu là lại đem phơi khô rồi mới vẽ thêm màu khác vào.

Hiện nay, nghề làm mặt nạ giầy bồi truyền thống còn được lưu truyền ở một số hộ dân trên phố Hàng Lược. Ở các địa phương khác như Làng Hạo – Hưng Yên nghề làm mặt nạ vẫn còn phổ biến và phát triển. Nhiều gia đình phải thuê thêm nhân công sản xuất theo mô hình “chuyên môn hóa” mỗi người sẽ phụ trách một giai đoạn khác nhau để tăng năng suất phục vụ nhu cầu cho dịp Tết trung thu.

Mấy năm trước, những loại mặt nạ nhựa của Trung Quốc còn phổ biến trên thị trường khiến cho mặt nạ giấy bồi không còn chỗ đứng. Thế nhưng với lòng yêu nghề và quyết tâm gìn giữ nghề truyền thống, nhiều gia đình đã không quản khó khăn duy trì đến ngày nay.

Đèn ông sao, đèn kéo quân

Cũng giống như mặt nạ giấy bồi, đèn ông sao hay đèn kéo quân cũng được làm thủ công một cách tỉ mỉ.

Để làm một chiếc lồng đèn giấy hoàn toàn bằng thủ công, người thợ phải làm nhiều công đoạn chi tiết và phức tạp, từ chẻ tre, vót tre, cắt khung, làm xương đèn, lắp cán đến in hoa văn, màu sắc trên giấy kính… mới tạo thành một chiếc lồng đèn hoàn chỉnh. Tre làm lồng đèn phải là tre già ngâm với nước muối nhiều ngày để chống mối mọt, sau đó phơi khô, chuốt nan tùy theo kích cỡ của từng loại đèn. Giấy dán lồng đèn có nhiều màu, khi căng ra dán người thợ cần phải khéo léo để giấy thẳng góc và không bị rách.

Thiếu nhi được dạy dán giấy vào đèn ông sao từ những khung tre có sẵn

Những công đoạn, như: chẻ tre, cột khung, ráp hình đã được chuẩn bị trước hàng tháng trời. Đến khi giáp Tết trung thu người ta chỉ cần dán dấy, nhấn nhá thêm vài nét vẽ nữa là hoàn thành. Từng chiếc lồng đèn hình con bướm, con cá, giỏ hoa, xe tăng… đủ màu sắc và ngộ nghĩnh được gia chủ treo lên trước cửa tiệm đã thu hút mọi ánh nhìn của người qua đường.

Những đồ chơi này tuy không được gắn những con chíp điện tử để có thể phát sáng hoặc phát ra một đoạn nhạc như đồ chơi hiện đại ngày nay, nhưng chúng có một ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ em. Chẳng vậy mà mỗi dịp Tết trung thu trên môi trẻ lại rộn ràng khúc hát: “Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài cán cao quá đầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang. Đèn sao tươi màu của đềm rằm liên hoan !Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh”

Quả không uổng công của người làm nghề thủ công truyền thống. Một tín hiệu đáng mừng cho mặt hàng đồ chơi Việt năm nay có dấu hiệu khởi sắc. Bởi vậy, những loại đồ chơi truyền thống hoặc đồ chơi truyền thống “cách tân” lại trở thành những món quà được yêu thích của trẻ nhỏ và nhiều phụ huynh.

Mừng vì người dùng đã quay lại lồng đèn dân tộc Mừng vì người dùng đã quay lại lồng đèn dân tộc

“Né” các loại lồng đèn nguồn gốc Trung Quốc, người tiêu dùng đang tìm về với các loại lồng đèn trong nước, mang đậm bản sắc dân tộc.  

Rực rỡ đồ chơi truyền thống Rực rỡ đồ chơi truyền thống

() Chỉ còn một tuần nữa là đến tết Trung thu, chợ đồ chơi Trung thu Hàng Mã đã rực rỡ và hấp dẫn người mua từ vài tuần nay.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư