Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Đại biểu Quốc hội quan ngại khi Luật Giao dịch điện tử bổ sung ngành nghề có điều kiện
Khánh Linh - 11/11/2022 17:56
 
Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) dự kiến sửa phụ lục ban hành kèm theo Luật Đầu tư để đưa dịch vụ tin cậy vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) bổ sung một dịch vụ mới, với tính chất là một hoạt động đầu tư kinh doanh, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đó là dịch vụ tin cậy. Dự thảo Luật dự kiến sửa phụ lục ban hành kèm theo Luật Đầu tư để đưa dịch vụ tin cậy vào Phụ lục số 4 của Luật Đầu tư, với tính chất là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

n
Đại biểu Đồng Ngọc Ba (Bình Định) phát biểu ở hội trường về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Tham gia thảo luận ở hội trường về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) sáng 11/11, đại biểu Đồng Ngọc Ba (Bình Định) đề nghị  xem xét thêm các điều khoản liên quan.

Trong Luật Đầu tư đã quy định kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số, kinh doanh dịch vụ định danh và xác thực điện tử là 2 ngành nghề cụ thể được coi là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trên cơ sở quy định này, Chính phủ sẽ có quy định cụ thể với các điều kiện kinh doanh.

Trong khi đó, theo đại biểu Ba, nội hàm của dịch vụ tin cậy cần phải được làm rõ khi đưa vào danh mục của Luật Đầu tư, không nên để là dịch vụ tin cậy một cách chung chung. Nghĩa là, xác định rõ là dịch vụ cấp dấu thời gian, dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu, dịch vụ chữ ký số công cộng.

“Nếu như vậy cần phải rà soát để rõ ràng, minh bạch, không xung đột với các dịch vụ như là kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số hay là kinh doanh dịch vụ định danh và xác thực điện tử, chúng ta đã quy định ở trong Luật Đầu tư hiện hành”, ông Đồng Ngọc Ba đề nghị.

Cũng liên quan đền việc đưa ngành, nghề đầu tư kinh doanh vào danh mục có điều kiện, đại biểu Ba cho rằng, khi đó, các tổ chức, cá nhân đều có quyền tiếp cận, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện, chứ không thể quy định các hoạt động đầu tư kinh doanh mà chỉ có doanh nghiệp hay chỉ có tổ chức trong một ngành hay một cơ quan nào đó được thực hiện.

Đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình) cũng thêm một lần nữa có ý kiến liên quan đến điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tin cậy, quy định tại Điều 29 và Điều 33 của Dự thảo luật. Ông đã từng có ý kiến khi thảo luận tại Tổ về Dự thảo này.

“Tôi rất quan ngại về một điểm, đó là tính khả thi, tính rõ ràng của các điều khoản này”, đại biểu Phan Đức Hiếu phát biểu tại Hội trường.

b
Đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình).

Vì điều kiện kinh doanh và giấy phép kinh doanh, đây là công cụ quản lý nhà nước phổ biến mọi quốc gia, nhưng luôn có mặt trái, nếu chúng ta quy định không hợp lý thì vô hình trung tạo ra một rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm gia tăng chi phí và thậm chí làm méo mó đầu tư, thậm chí ảnh hưởng đến người tiêu dùng, vì tất cả mọi chi phí kinh doanh, cuối cùng người tiêu dùng vẫn là người gánh chịu.

Trong Điều 33 có quy định 5 điều kiện kinh doanh tại 5 khoản, trong đó có 3 loại điều kiện kinh doanh khá phổ biến là yêu cầu nhân sự tối thiểu phải có bao nhiêu con người và có trình độ như thế nào; yêu cầu về số lượng máy móc tối thiểu, tức là phải có bao nhiêu thứ; yêu cầu về phương án kinh doanh.

“Tô đề nghị Ban soạn thảo phải làm rất rõ. Cá nhân tôi không nhìn thấy cơ sở khoa học và thực tiễn để nói rằng như thế này thì cần bao nhiêu con người, cần bao nhiêu máy móc, thiết bị là đủ. Về phương án kinh doanh, tôi không nhất trí với quy định này”, ông Hiếu nói.

Giải trình, ông Hiếu cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước không có nhiệm vụ phải xem xét tính khả thi hay không khả thi một phương án kinh doanh, đôi khi doanh nghiệp cũng không muốn tiết lộ.

“Trên thực tế, có những doanh nghiệp nói với tôi là Nhà nước yêu cầu cung cấp phương án như vậy thì tôi cung cấp, nhưng thực sự có triển khai theo phương án đấy không? Như vậy, rõ ràng đầu tiên là đánh giá lại những yêu cầu, điều kiện ở đây để xem yêu cầu, điều kiện nào thực sự cần thiết”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Cũng phải nhắc lại, theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 có bổ sung thêm một cơ chế để kiểm soát việc ban hành mới sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện kinh doanh.

Điều đó có nghĩa là, khi soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật mà có chứa đựng điều kiện kinh doanh, ngoài việc tuân thủ theo quy trình, thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phải tuân thủ thêm một quy trình, thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư về kiểm soát điều kiện kinh doanh. Cụ thể ở đây, Nghị định 31/2021/NĐ-CP có quy định rất rõ về quy trình, thủ tục, các yêu cầu về hồ sơ khi các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy định về điều kiện kinh doanh.

Ví dụ, Điều 13 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP có nói là "đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh" thì trong đó phải có một tài liệu tạm gọi là đề xuất và tài liệu này phải đảm bảo ít nhất 5 nội dung.

Thứ nhất là tên điều kiện, Dự thảo Luật đã có. Thứ hai là phân tích sự cần thiết, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung điều kiện ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Thứ ba là căn cứ để sửa đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh và đối tượng tuân thủ. Thứ tư là đánh giá tính hợp lý, tính khả thi của việc sửa đổi, bổ sung điều kiện kinh doanh, sự phù hợp với điều ước quốc tế và đầu tư. Thứ năm là đánh giá tác động của việc sửa đổi, bổ sung điều kiện đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc đối với công tác quản lý nhà nước và đối với đối tượng tuân thủ. 

“Tôi chưa nhìn thấy rõ và đầy đủ các yêu cầu trên trong các hồ sơ Dự án Luật”, ông Hiếu góp ý.

Giao dịch điện tử, tranh chấp xử lý thế nào?
Các đại biểu lo ngại khi quy định về xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp trong giao dịch thông qua hợp đồng điện tử chưa rõ ràng.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư