Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Tin mới về y tế ngày 29/8: Tôn vinh những người hiến máu tình nguyện; Thu hồi giấy đăng ký lưu hành 30 loại thuốc
D.Ngân - 29/08/2022 09:01
 
Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng Viện Huyết học- Truyền máu trung ương tổ chức lễ tôn vinh người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2022.

Tôn vinh nghĩa cử của những người hiến máu tình nguyện

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022-2027 (diễn ra ngày 29 và 30-8).

Trong 2 năm 2020 và 2021, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lượng máu tiếp nhận thu được đạt hiệu quả, năm 2021 đạt gần 1,4 triệu đơn vị máu. Từ đầu năm 2022 đến nay, toàn quốc vận động và tiếp nhận hơn 850.000 đơn vị máu. 99% lượng máu thu về là từ những người hiến máu tình nguyện, tương đương gần 1,5% dân số tham gia hiến máu tình nguyện.

Những tháng đầu năm 2022, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận hơn 850 nghìn đơn vị máu thông qua các chiến dịch như: Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp Tết - Lễ hội Xuân hồng và Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4, Chiến dịch Những giọt máu hồng - hè và chương trình “Hành trình Đỏ”.

Ảnh minh hoạ

Trong số 100 tấm gương hiến máu tiêu biểu được tôn vinh năm nay, có nhiều người đã hiến máu từ 60 lần trở lên như: ông Ngô Văn Dư, TP. Hồ Chí Minh (102 lần), ông Huỳnh Thanh Hùng, TP. Hồ Chí Minh (77 lần), ông Nguyễn Hoàng Nhơn, Thành phố Hồ Chí Minh (70 lần), Ông Nguyễn Thế Kỷ, tỉnh Lào Cai (66 lần), ông Nguyễn Văn Lâm, Công an thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh (63 lần)…

Đại diện cho cộng đồng có nhóm máu hiếm (chỉ chiếm 0,1% dân số Việt Nam), 2 cá nhân được tôn vinh là: bà Nguyễn Thị Minh Hiếu, TP. Hồ Chí Minh, nhóm máu hiếm O Rh(D) âm (38 lần); ông Trần Sách Minh, Câu lạc bộ Nhóm máu hiếm khu vực phía bắc, nhóm máu hiếm B Rh(D) âm (15 lần).

Để tiếp tục đẩy mạnh phong trào hiến máu tình nguyện, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị, thời gian tới, Bộ Y tế, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ban Chỉ đạo các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, vận động; nâng cao chất lượng tiếp nhận, sàng lọc, bảo quản các sản phẩm của máu, nhằm bảo đảm nguồn máu an toàn cho người bệnh.

Đồng thời, đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục vận động toàn cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hiến máu một cách phù hợp điều kiện thực tế, để cùng nhau chia sẻ cho những người bệnh với khẩu hiệu “mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”.

Thu hồi giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam 30 loại thuốc

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ra quyết định số 491/QĐ-QLD về việc thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam đối với 30 thuốc có tên trong Danh mục thuốc thu hồi Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.

Lý do thu hồi là cơ sở sản xuất, cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc đề nghị thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam (theo quy định tại Điểm g, Khoản 1 Điều 58 Luật Dược số 105/2016/QH13 và Khoản 2 Điều 42 Thông tư số 32/2018/TT-BYT).

Thuốc được sản xuất trước ngày Quyết định này có hiệu lực và đã nhập khẩu vào Việt Nam; hoặc thuốc nước ngoài nhập khẩu trong trường hợp được giao hàng tại cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày Quyết định này có hiệu lực tiếp tục được phép lưu hành đến hết hạn dùng của thuốc.

Cơ sở đăng ký thuốc, sản xuất thuốc phải có trách nhiệm theo dõi và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc trong quá trình lưu hành.

30 thuốc có tên trong danh mục thuốc thu hồi kèm theo quyết định này như: Celofirm 200; Sofilim Eye drop; Dispeptin; Panastren Tab, Bestop tablet, No-Spa 40mg, Mepraz, Primperan, Temifut Soft Capsule, Citominos gel 0.1%...

Tỷ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi của nhiều tỉnh, thành vẫn rất thấp

Ngày 28/8, Bộ Y tế đã cập nhật về tình hình tiêm vắc-xin Covid-19 ở nước ta, tổng số mũi vắc-xin Covid-19 đã tiêm ở nước ta đến nay là: 255.990.852 mũi.

Tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, đến nay sau 4 tháng 14 ngày triển khai tiêm trên toàn quốc, tổng số mũi vắc-xin đã tiêm cho trẻ trong độ tuổi này là 15.198.299, trong đó: mũi 1: 9.240.404 trẻ (đạt tỷ lệ 82,9%).

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp dưới 67% là: Đà Nẵng (58,6%); Quảng Nam (58,0%); Bình Thuận (66,3%); TP Hồ Chí Minh (54,8%); Bình Dương (60,6%).

Mũi 2: 5.957.895 trẻ (đạt tỷ lệ 53,4%); 

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp dưới 36% là: Đà Nẵng (21,3%); Quảng Nam (19,7%); Đắc Lắc (35,5%); TP. HCM (31,5%); Bình Dương (27,2%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (85,1%); Sóc Trăng (91,1%); Vĩnh Long (81,0%).

Tiêm mũi 3: Tổng số có 49.923.465 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 76,2%).

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp: Bình Định (56,9%); Khánh Hòa (55,3%); Đồng Nai (52,6%); Đồng Tháp (58,7%); Bình Phước (57,6%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Thanh Hóa (95,6%); Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%).

Tiêm mũi 4: Tổng số có 14.011.438 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 74,1%).

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 4 thấp: Quảng Trị (55,5%); Đà Nẵng (45,9%); TP Hồ Chí Minh (50,4%); Đồng Nai (52,5%); Tây Ninh (53,8%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 cao: Bắc Giang (96,8%); Hưng Yên (97,2%); Bắc Cạn (96,4%).

Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3: 4.399.932 trẻ (đạt tỷ lệ 50,9%).

5 tỉnh tiêm mũi 3 thấp: Đà Nẵng (28,3%); Phú Yên (16,9%); Bà Rịa - Vũng Tàu (14,7%); Đồng Nai (23,0%); Bình Dương (22,7%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Bắc Giang (89,8%); Quảng Ninh (86,5%); Sóc Trăng (86,1%).

Dai-ichi Life Việt Nam triển khai "Kết nối triệu yêu thương - Hiến máu nhân đạo 2022" tại TP.HCM
Đây là chương trình hiến máu nhân đạo đầu tiên trong năm 2022 do Dai-ichi Life Việt Nam phát động, nhằm chung tay thực hiện sứ mệnh cứu người...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư