Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Điều 10 tàu chiến rời cảng Syria, Nga có thể đang nắn gân Mỹ
Duy Sơn (vnexpress) - 13/04/2018 11:00
 
Việc các tàu chiến Nga đồng loạt tiến ra Địa Trung Hải dường như là hành động phô trương thanh thế để buộc Mỹ hạn chế quy mô tấn công Syria.
.
.

Ảnh vệ tinh do hãng ImageSat International (ISI) của Israel chụp ngày 11/4 cho thấy gần như toàn bộ tàu chiến Nga ở Syria đã rời khỏi quân cảng Tartus, không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tên lửa "đẹp, mới và thông minh" sẽ tới Syria. Khu vực cảng do Nga quản lý chỉ còn lại một tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo.

Việc 10 tàu hải quân Nga đồng loạt rời cảng Tartus tiến ra Địa Trung Hải khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ nổ ra đụng độ lớn trên biển, khi các tàu chiến mang tên lửa hành trình của Mỹ, Anh, Pháp cũng được cho là đang hiện diện tại đây, sẵn sàng cho đòn tấn công giáng vào Syria.

Tuy nhiên, chuyên gia Alex Lockie của Business Insider cho rằng động thái này của Nga giống một "đòn nắn gân" nhiều hơn là dàn quân đối đầu trực diện với Mỹ trên biển. Mục đích của hành động này là buộc Mỹ giảm quy mô cuộc không kích tiềm tàng nhằm vào Syria.

10 tàu chiến Nga rời cảng Tartus phần lớn là tàu vận tải, tàu đổ bộ, ngoại trừ một tàu ngầm lớp Kilo và hộ vệ hạm Đô đốc Essen. Đây là hai chiến hạm có khả năng tấn công mạnh với vũ khí nguy hiểm nhất là tổ hợp tên lửa Kalibr với các phiên bản chống hạm, chống ngầm và đối đất có tầm bắn tối đa tới 2.500 km.

Ryan Bohl, chuyên gia phân tích Trung Đông thuộc tổ chức Stratfor, cho rằng Nga sẽ không chủ động tấn công lực lượng tàu chiến Mỹ trên Địa Trung Hải. "Cả Moscow và Washington đều không muốn nổ ra Thế chiến III. Họ biết cách ngăn điều này xảy ra, cũng như duy trì các đường dây liên lạc rất thông suốt", ông Bohl nhận định.

"Việc bắn hạ tên lửa hành trình Tomahawk hoàn toàn khác với tung đòn tấn công chiến hạm phóng chúng", Bohl nói. Bởi vậy, chuyên gia này cho rằng với động thái điều tàu chiến ra Địa Trung Hải, hải quân Nga chỉ muốn cho dư luận Mỹ thấy cái giá phải trả khi chiến tranh nổ ra, nhằm để họ gây sức ép buộc Tổng thống Trump hủy kế hoạch tấn công hoặc giảm quy mô không kích Syria.

Hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ nhiều khả năng đang có mặt ở đông Địa Trung Hải, ngoài khơi Syria. Washington hôm qua cũng điều tàu sân bay USS Harry S. Truman và 5 chiến hạm hộ tống tới khu vực Địa Trung Hải và vịnh Persia. Các đồng minh của Mỹ như Pháp, Australia hay Arab Saudi đều đã bày tỏ sự ủng hộ với hành động của Mỹ ở Syria.

Đại sứ Nga tại Lebanon hôm 11/4 tuyên bố quân đội Nga sẽ bắn hạ tên lửa hành trình tấn công Syria và thậm chí nhắm cả vào các khí tài phóng chúng. Đáp lại, Tổng thống Trump đe dọa trên Twitter rằng Nga hãy chờ "các tên lửa đang tới Syria".

Tuy nhiên, Nhà Trắng hôm qua cho biết quyết định cuối cùng về vấn đề Syria chưa được đưa ra và tấn công quân sự chỉ là một trong nhiều phương án đang được cân nhắc.

Khu vực Tartus và Latakia nằm giáp Địa Trung Hải. Đồ họa: BBC.
Quân cảng Tartus nằm ở bờ biển phía tây Syria. Đồ họa: BBC.
Tương quan lực lượng Mỹ - Nga tại điểm nóng Syria
Syria đang là điểm nóng nhất hành tinh khi Mỹ tuyên bố sẽ tấn công nước này, mà không cần chờ kết quả điều tra của Liên hợp quốc về cáo...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư