Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Sau Covid-19, Việt Nam có thể đón sóng đầu tư mở rộng chuỗi cung ứng
Lê Quân - 05/03/2020 11:53
 
Cùng với thương chiến Mỹ - Trung, dịch Covid-19 lần này sẽ khiến các nhà sản xuất trên toàn cầu phải nghĩ lại sự phụ thuộc của họ vào chuỗi cung ứng ở 1 quốc gia (Trung Quốc), đồng thời tính chuyện mở rộng chuỗi cung ứng sang các thị trường khác tại châu Á, trong đó có Việt Nam.
ông Adam Sitkoff - Giám đốc điều hành Phòng thương mại Mỹ tại Hà Nội.
ông Adam Sitkoff - Giám đốc điều hành Phòng thương mại Mỹ tại Hà Nội.

Đây là nhận định của ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Phòng thương mại Mỹ (AmCham) tại Hà Nội khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online bên lề Gala Dinner kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ. Gala Dinner do Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (US-ABC) tổ chức ngày 4/3 tại Hà Nội.

Đại diện AmCham cho rằng, sản xuất chế tạo tiếp tục là lĩnh vực mà các nhà đầu tư Mỹ quan tâm đầu tư tại Việt Nam. Sự dịch chuyển đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chế tạo của Mỹ vào Việt Nam đã có nhiều năm nay, trước khi nổ ra chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, bởi Trung Quốc nhiều năm nay đối mặt với chi phí sản xuất ngày càng tăng.

“Thương chiến Mỹ - Trung là ‘cú hích’ khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc trong đó có nhà đầu tư Mỹ đẩy nhanh việc dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc và tìm đến thị trường khác ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Xu hướng dịch chuyển sẽ ngày càng tiếp tục”, ông Sitkoff nhận định.

Ngoài sản xuất chế tạo, năng lượng cũng là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm và đầu tư ngày càng lớn của doanh nghiệp Mỹ. Thu hút đầu tư của doanh nghiệp Mỹ vào lĩnh vực năng lượng có tiềm năng rất lớn trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với thách thức thiếu điện.

Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, Việt Nam cần phải ưu tiên phát triển năng lượng phục vụ sản xuất và các hoạt động kinh tế khác cũng như nhu cầu sinh hoạt của người dân. “Chính phủ hai nước mong muốn các doanh nghiệp năng lượng Mỹ tham gia đầu tư tại Việt Nam, giúp Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào một số đối tác khi nhập khẩu than cho sản xuất điện”, ông Sitkoff nói.

Đại diện AmCham khuyến nghị, trong quy hoạch phát triển điện lực sắp tới, Việt Nam cần hướng đến phát triển năng lượng tổng hợp và sạch hơn, gồm cả điện khí LNG, điện mặt trời. Trong đó, phát triển điện khí LNG là phương án sản xuất tốt hơn và sạch hơn cho Việt Nam. Các dự án điện khí có thể giúp Việt Nam cắt giảm thặng dư thương mại và điều chỉnh lại cán cân thương mại với Mỹ.

Phát biểu tại Gala Dinner, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cho biết Mỹ tin rằng châu Á, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là khu vực rất quan trọng và sẽ định hình an ninh và thịnh vượng của Mỹ trong thế kỷ tới và quan hệ đối tác với Việt Nam ngày càng quan trọng với Mỹ.

25 năm trước, giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Mỹ gần như bằng không, nhưng đến nay kim ngạch song phương đã đạt hơn 77 tỷ USD. Việt nam là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ nhưng thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam lại ngày càng lớn.

Ngay tuần trước, 18 doanh nghiệp Việt Nam đã ký ý định thư (LOI) với đối tác Mỹ về nhập khẩu ngô, đậu nành, lúa mì và thịt bò từ Mỹ nhân chuyến công tác của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến Mỹ. Điều này cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong giải quyết thâm hụt thương mại với Mỹ.

Đại sứ cho rằng, dù mối quan hệ Mỹ - Việt Nam đang gắn kết hơn bao giờ hết, nhưng vẫn còn nhiều thách thức, rào cản về dịch vụ kỹ thuật số, dược phẩm cũng như truyền tải dữ liệu, chưa kể rào cản thuế quan và kỹ thuật khác trong hoạt động thương mại.

“Chúng tôi mong muốn đạt được mối quan hệ đầu tư và thương mại tự do, công bằng hai bên cùng có lợi với Việt Nam bằng cách gỡ bỏ các rào cản thương mại và thúc đẩy cải cách theo định hướng thị trường”, Đại sứ nhấn mạnh.

Linh hoạt sản phẩm, dịch vụ ứng phó với Covid-19
Dù chưa chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh Covid-19, nhưng Haravan - công ty chuyên cung cấp các giải pháp bán lẻ, thương mại điện tử vẫn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư