Những ngày này, không gian sân vườn, biệt thự của ngôi biệt thự Pháp cổ trên phố Phan Bội Châu đã biến hóa thành những dãy phố phủ đầy đèn lồng, đèn Trung thu, cùng vô số gian hàng đồ chơi truyền thống.

 

Hàng nghìn chiếc đèn ông sao cùng nhiều mẫu đèn cổ thất truyền được phục dựng và trả lại đúng nguyên mẫu… đã tạo nên một không gian đón Trung thu đặc biệt trong ngôi biệt thự Pháp cổ Hà Nội.

 

 

Không khí Trung thu đã tràn ngập trên nhiều con phố của Hà Nội. Những câu chuyện về chị Hằng, chú Cuội cùng những chiếc đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân... được làm bằng tre, trúc đã khiến nhiều người xúc động nhớ về Tết Trung thu truyền thống.

 

 

 

Nếu phố Hàng Mã lung linh, rực rỡ ánh đèn với sắc màu của hàng nghìn loại đồ chơi trung thu hiện đại và truyền thống, thì không gian của ngôi biệt thự Pháp cổ 18 Phan Bội Châu hoàn toàn truyền thống với các loại đèn, con giống, tò he… 100% thuần Việt.

 

 

 

“Không gian vui Tết Trung thu theo phong cách truyền thống mang lại thật nhiều cảm xúc cho chúng tôi. Ở đó có tuổi thơ, có ký ức, có những chiếc đèn ông sao tự chế mang đến niềm vui cho những đứa trẻ”, anh Nguyễn Thanh Tuấn, sống tại quận Ba Đình xúc động chia sẻ khi cùng con gái chụp ảnh check-in tại căn biệt thự đặc biệt.

 

 

Để có những dẫy phố đèn lồng và toàn bộ không gian sân vườn, biệt thự ngập tràn sắc đỏ của các loại đèn trung thu cùng các gian hàng đồ chơi Trung thu truyền thống, Quán ăn Ngon 18 Phan Bội Châu đã phải đặt hàng các nghệ nhân, làng nghề làm riêng từ 3 tháng trước. Cả trăm người đã tập trung làm tăng ca ngày đêm trong suốt 1 tuần để có một không gian tràn ngập không khí của Trung thu.

 

 

 

Hàng nghìn lượt khách check-in mỗi ngày đã nhận được những trải nghiệm đầy thú vị cùng ấn tượng khó quên về nét đẹp và không khí tuyệt vời của ngày Tết Trung thu đúng nghĩa.

 

 

Nỗ lực không ngừng trong việc duy trì và bảo tồn những giá trị tinh hoa truyền thống, không chỉ thông qua các món ăn, mà còn trong không gian và các sự kiện văn hóa, bà Phạm Bích Hạnh, chủ nhân của Quán ăn Ngon, luôn mong muốn từng góc nhỏ, từng món đồ trưng bày đều được chăm chút tỉ mỉ và lựa chọn kỹ lưỡng. Chính vì thế, tại đây nhiều mẫu đèn cổ thất truyền được phục dựng và trả lại đúng nguyên mẫu như đèn cua sống, đèn cua chín, đèn cá chép trông trăng, đèn tôm, đèn trống

 

 

Rất nhiều món đồ chơi trung thu truyền thống như đầu sư tử, ông Tiến sĩ giấy, mặt nạ giấy bồi, tàu thuỷ sắt tây đều có mặt trong không gian thu xưa tại đây. Đặc biệt nhất phải kể đến quầy tò he, con giống bột của nghệ nhân Đặng Văn Hậu, một nhà nghiên cứu, một chuyên gia đầy tâm huyết với bộ môn này.

 

 

 

 

Đầu lân, ông Tiến sĩ, chị Hằng, bộ tam sư, bộ tứ linh, bộ nghê hí châu, mâm ngũ quả, hay bộ rước đèn trung thu, qua bàn tay tài hoa và sáng tạo của những nghệ nhân đã mang lại những món đồ chơi truyền thống giản dị mà cũng đầy tinh xảo. Giữa muôn vàn món đồ chơi trung thu hiện đại, nét đẹp bền vững của tò he mang lại những cảm xúc rất khó phai.

 

 

 

“Sẽ thật tuyệt vời nếu mọi gia đình đều có thể bên nhau sum họp và cùng dạo chơi trong tiết thu Hà Nội, cùng chúng tôi thưởng thức bữa cơm đoàn viên, cùng lưu lại những bức hình, những đoạn ký ức thật đẹp về một trung thu truyền thống giữa thành phố hiện đại”, bà Phạm Bích Hạnh chia sẻ.

 

 

 

Chuỗi sự kiện Thu xưa về trong phố hiện đang diễn ra từ nay cho tới hết Rằm Trung thu trên toàn bộ hệ thống nhà hàng Ngon.

 

 

Trong hai ngày chính hội trăng rằm, vào đêm 14 và 15/9, sẽ có chương trình đặc biệt với sự xuất hiện của chú Cuội, chị Hằng, cùng múa lân, rước đèn và phá cỗ.

 

 

Bình luận bài viết này
Nhật Hạ 31/08/2024 06:51