-
Tác phẩm về công tác biệt phái tăng cường của giáo viên gây ấn tượng mạnh năm 2024 -
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Nghệ sĩ Nhân dân Anh Tú (1962-2018). |
Đồng nghiệp của NSND Anh Tú ở Nhà hát Kịch Việt Nam cho biết trước lúc mất, nghệ sĩ hôn mê sâu, phải dùng máy thở hỗ trợ. NSND Anh Tú nhập viện điều trị từ tháng 9.
Trong thời gian dài, anh phải truyền máu, kháng sinh, đạm vì viêm cơ do biến chứng tiểu đường, cộng với chứng suy thận. Khi bệnh chuyển biến nặng, nghệ sĩ không nói được nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo, nhận ra được người quen.
NSƯT Trung Anh buồn bã khi hay tin NSND Anh Tú qua đời. Anh kể khi đến thăm bạn hôm thứ bảy tuần trước, nghệ sĩ Anh Tú đã hôn mê sâu, không còn biết gì. "Dù đã chuẩn bị tinh thần, tôi vô cùng hụt hẫng", Trung Anh bùi ngùi.
Nghệ sĩ Nhân dân Anh Tú là gương mặt gạo cội ở vai trò diễn viên lẫn đạo diễn. Anh từng tham gia nhiều phim truyền hình như Của để dành, Đàn trời, Chiều ngang qua phố cũ... Dẫu vậy, dấu ấn sâu đậm của nghệ sĩ là ở lĩnh vực sân khấu. Với cố nghệ sĩ, sân khấu là "thánh đường nghệ thuật". Anh ghi đậm dấu ấn diễn xuất qua hàng loạt vở gồm: Trần Cảnh trong Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi, Macbeth trong vở kịch cùng tên của đại thi hào Shakespeare, Tể tướng trong Âm mưu và tình yêu của Schiller, Vũ Như Tô trong vở kịch cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và hàng trăm vai diễn... Tốt nghiệp Khoa Đạo diễn - Đại học Sân khấu - Điện ảnh năm 2004, hơn 10 năm, Anh Tú dồn tâm huyết vào sân khấu. Anh từng đạo diễn một số vở kịch Lâu đài trên cát, Cạm bẫy, Chuyện chàng dũng sĩ, Truyện Kiều, Romeo và Juliet...
Anh Tú được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2001 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2016. Hồi tháng 4, anh nhậm chức quyền Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam. Trước đó, NSND từng có bốn năm làm phó Giám đốc phụ trách nghệ thuật.
Cố nghệ sĩ sinh năm 1962, tốt nghiệp lớp diễn viên năm 1981, trường Sân khấu - Điện ảnh. Trước khi đầu quân về Nhà hát Kịch Việt Nam, anh trưởng thành từ Nhà hát Tuổi trẻ cùng thế hệ các tên tuổi nổi tiếng như NSND Lê Khanh, NSND Lan Hương, NSƯT Chí Trung, NSƯT Minh Hằng... NSND Anh Tú từng giữ chức Trưởng đoàn kịch 1 của Nhà hát Tuổi trẻ.
Ngoài sân khấu, phim ảnh, anh tham gia giảng dạy tại Đại học Sân khấu Điện ảnh và Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Nhiều thế hệ diễn viên trẻ luôn ngưỡng mộ, coi anh là người chắp cánh, bồi dưỡng ước mơ diễn xuất của họ.
-
Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp từ các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Điểm tên 9 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam -
Internet tốc độ cao là tác nhân gây béo phì? -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024