-
Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào? -
Huyện Mê Linh lùi lịch đấu giá 32 thửa đất sang ngày 18/9 -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra, rà soát việc liên tục mua đi, bán lại bất động sản có yếu tố thổi giá -
Việt Nam là thị trường cốt lõi của CapitaLand Development -
Lô đất 100 triệu đồng/m2 tại Thanh Oai đã bị bỏ cọc -
Dự kiến tháng 6/2025, TP.HCM sẽ đấu giá 3 lô đất tại Thủ Thiêm -
Sau một năm, chung cư từng “đắp chiếu” tăng giá 3 lần
Theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ước kiều hối năm 2014 đạt 12,1 tỷ USD và dự kiến dòng tiền này chảy vào bất động sản sẽ chiếm 22,1%.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, lượng kiều hối tăng đều qua các năm và có sự dịch chuyển qua lại giữa các kênh đầu tư. Năm 2014, lượng kiều hối đổ về trên địa bàn TP.HCM chủ yếu chảy vào sản xuất, kinh doanh với 71,4% (năm 2013 là 70,2%); bất động sản (BĐS) khoảng 22,1% (năm 2013 là 20%); còn lại là hỗ trợ sinh hoạt của gia đình.
Có tới hơn 20% lượng kiều hối được đầu tư vào kênh bất động sản |
Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ địa ốc Đất Xanh miền Bắc cho biết, theo thông lệ, vào cuối năm, tình hình tài chính của các khách hàng sẽ có sáng sủa, khả quan hơn, nên các DN địa ốc coi đây là cơ hội bán hàng tốt nhất trong năm.
“Cuối năm luôn là thời điểm để khách hàng đưa ra quyết định mua sắm. Hơn nữa, thời điểm này cũng là lúc lượng kiều hối đổ về khá mạnh, kích thích các hoạt động đầu tư, đặc biệt BĐS là kênh luôn được yêu thích và mang tính ổn định về dài hạn”, ông Quyết nói.
Đặc biệt, Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8, và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2015 đã nới lỏng các điều kiện cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.
Đây cũng chính là một yếu tố đặc biệt thuận lợi cho những Việt Kiều sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
"Tôi cho rằng với chính sách cởi mở cho phép người nước ngoài mua nhà, nếu các điều kiện thủ tục đi theo đó thông thoáng thì chắc chắn lượng kiều hối chuyển về vào BĐS sẽ gia tăng", ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank.
Trong những năm gần đây, bất động sản vẫn là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn của kiều hối. Đỉnh điểm là năm 2011, lượng kiều hối vào bất động sản là 4,7 tỷ USD, chiếm 52% tổng doanh số kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2011.
Theo nhận xét của ông Trần Văn Trung, Giám đốc Công ty kiều hối Ngân hàng Đông Á, năm 2015, kiều hối sẽ tiếp tục tăng trưởng từ nguồn xuất khẩu lao động chuyển về. Hai kênh BĐS và TTCK vẫn là lựa chọn đầu tiên của những người nắm giữ kiều hối muốn đầu tư sinh lời, bởi hai kênh này đang dần lấy lại đà tăng trưởng và có ưu thế hơn. Tuy nhiên, với BĐS thì cần có lượng kiều hối lớn, thời gian dài nên chỉ thích hợp với người đầu tư dài hạn.
Tú Ân
-
Khai trương tổ hợp mua sắm - dịch vụ - ẩm thực Center Point tại thành phố điểm đến Ocean City -
Lâm Đồng khẩn trương hoàn thiện Đồ án Quy hoạch phân khu Khu trung tâm TP. Đà Lạt -
Quảng Nam: Chờ kết luận của cơ quan Trung ương về các dự án Bách Đạt An -
Quảng Ninh hoàn thành công tác GPMB Dự án khu công nghiệp Sông Khoai giai đoạn II
-
Chính sách thanh toán linh hoạt tăng sức hút cho biệt thự biển Lagoon Residences -
Quảng Nam: Khu dân cư, dịch vụ Cầu Hưng Lai Nghi “đứng bánh” vì vướng mặt bằng -
Đà Nẵng phản hồi việc cấp giấy chứng nhận tại Dự án The Sunrise Bay -
Masterise Homes chính thức bàn giao Masteri Centre Point, xác lập chuẩn sống căn hộ cao cấp nhất khu Đông TP.HCM -
Quảng Ngãi điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Chỉnh trang Khu dân cư Tây Bàu Giang -
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cảnh báo về dự án Phú Mỹ Pearl Central của Saigon Pearl -
Quảng Ngãi điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Bàu Giang
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức