
-
Đảo Châu Âu, Eco Central Park: Nơi giới siêu giàu không chọn mua nhà, chọn mua tuổi thọ
-
Asia Vibe - Tâm điểm thương mại mùa lễ hội hút dòng vốn đầu tư đổ về Móng Cái
-
Hà Nội có 21 dự án đủ điều kiện “bán nhà trên giấy" trong 6 tháng đầu năm 2025
-
Flamingo Majestic Island Resort định hình chuẩn mực xa xỉ mới -
Ra mắt tòa A1 K-Park Avenue: Tòa tháp biểu tượng, đẳng cấp bậc nhất xứ Thanh -
Sống chill với căn hộ cao cấp “tuyệt đối điện ảnh” tại K-Park Avenue -
Springville - Tâm điểm phồn vinh chờ ngày “bừng nở” tại Nhơn Trạch
Ai được mua?
Trong Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ.
Số lượng người có thu nhập thấp đang “khát” nhà là rất lớn. Chỉ tính riêng TP.HCM, hiện có hơn 388.000 người có nhu cầu. Chưa kể, theo số liệu báo cáo cuối năm 2022 của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, có hơn 1.200 cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang đang phải ở tại đơn vị; hơn 100.000 công chức, viên chức đang phải đi thuê trọ hoặc ở trong những căn nhà chật hẹp, không đảm bảo diện tích trên 10 m2/người...
Hay như tại Đồng Nai - địa phương có nhiều khu công nghiệp, số liệu từ Sở Xây dựng cho thấy, có khoảng 410.000 người muốn mua nhà ở xã hội, nhưng trên địa bàn chỉ có 13 dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân đã và đang triển khai với tổng số 10.700 căn. Đến nay, tỉnh Đồng Nai mới hoàn thành 3.500 căn…
Ở góc độ ngân hàng, theo bà Giang, cần có giải pháp tổng thể để tháo gỡ khó khăn, tăng thanh khoản cho thị trường, khi mà có nguồn cung thì dòng vốn cho nhà ở xã hội sẽ được khơi thông.
Điều này cho thấy, phân khúc nhà ở xã hội sẽ không lo bị “ế”, trong trường hợp chủ đầu tư bí tiền thì có thể triển khai xây dựng rồi huy động dòng tiền từ người mua nhà. Thế nhưng, khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp đã và đang có kế hoạch làm nhà ở xã hội đều cho rằng, tuy số lượng người có nhu cầu rất lớn, nhưng không phải ai cũng đáp ứng đủ điều kiện để mua, nên doanh nghiệp không thể tiên lượng được số lượng khách hàng của mình.
Theo quy định, những người được mua nhà xã hội gồm: người có công với cách mạng; hộ gia đình nghèo, cận nghèo ở nông thôn và đô thị; người thu nhập thấp tại đô thị; lao động tại khu công nghiệp; sĩ quan, quân nhân, công nhân thuộc đơn vị công an, quân đội; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện thu hồi đất mà chưa được bồi thường… Trong đó, điều kiện để trở thành “người thu nhập thấp” ở các thành phố lớn là mọi thành viên trong gia đình thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, tức không quá 11 triệu đồng/tháng.
Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa cho rằng, điều kiện trên rất lỗi thời. Tiêu chí xác định thu nhập thấp đang áp dụng chưa tính đến tỷ lệ chi phí trả cho ngôi nhà trên tổng thu nhập hộ gia đình. Trong khi giá nhà ở xã hội đã tăng gấp đôi sau 5 năm, còn khung thu nhập dưới thuế vẫn giữ như 8 năm trước, dẫn đến việc người mua nhà phải chi trả quá nửa thu nhập hàng tháng cho khoản vay ngân hàng.
Công nhân khó tiếp cận
Bà Vũ Thế Vân, Chủ tịch công đoàn các khu công nghiệp - chế xuất TP.HCM chia sẻ, khi nghe thông tin Nhà nước triển khai gói vay 120.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động, công nhân mua nhà ở xã hội, cán bộ công đoàn rất vui. Tuy nhiên, công nhân rất khó tiếp cận. Hỏi thì ngân hàng đề nghị công nhân ra tận nơi để tìm hiểu.
Bên cạnh đó, theo bà Vân, gói vay không phù hợp với đại đa số công nhân, bởi 75% công nhân làm việc trong khu chế xuất là người ngoài tỉnh. Trong khi đó, một căn hộ nhà ở xã hội giá 1-1,6 tỷ đồng, công nhân phải trả trước 50%. Nếu áp quy định chỉ người thu nhập thấp, dưới mức chịu thuế mới được xét mua nhà xã hội thì những người này lấy nguồn ở đâu tích lũy tiền để trả trước. Chưa kể, 50% số tiền còn lại được vay lãi suất 8,2% mỗi năm là quá cao.
Khảo sát của chúng tôi cũng cho thấy, những người muốn tiếp cận nhà ở xã hội đều có câu trả lời rằng, khó khăn lớn nhất với họ là không đáp ứng đủ các điều kiện hiện nay. Có không ít trường hợp đủ điều kiện về thu nhập, nhưng vẫn bị loại từ vòng hồ sơ do không đủ điều kiện về cư trú. Bởi một trong những giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội là phải đăng ký tạm trú 1 năm trở lên tại địa phương có dự án. Trước đây là sổ tạm trú (KT3) và nay là xác nhận thông tin cư trú.
“Dữ liệu dân cư liên thông hết rồi mà thủ tục vẫn rất phức tạp. Tôi không hiểu sao lại phải đặt giới hạn 1 năm trong khi người đi thuê nhà đương nhiên thuộc nhóm tạm trú. Chưa kể, khi hai chị em cùng gia đình lên thành phố làm việc và thuê trọ, đăng ký tạm trú cùng nhau. Nhưng khi đăng ký mua nhà ở xã hội thì chỉ có một người được duyệt, người kia bị loại”, chị Lê Thị Nghĩa, 30 tuổi, ngụ tại TP. Thủ Đức chia sẻ.
Từ thực tế trên cho thấy, việc phát triển dự án nhà ở xã hội còn rất nhiều gian nan. Để hiện thực hóa mục tiêu và rút ngắn khoảng cách cung - cầu, vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được tháo gỡ, trong đó có cả những điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận với căn nhà hơn.
-
Kỷ lục tại Tây Bắc TP.HCM: Hơn 2.000 căn của Vinhomes Green City đã có chủ chỉ sau 24h
-
Masterise Homes khẳng định vị thế dẫn dắt xu hướng bất động sản hàng hiệu tại thị trường Việt Nam
-
Shophouse mặt đại lộ tại Hoang Huy New City: Định nghĩa bằng giá trị dài hạn
-
Nghệ An: Hoàn thành các Tiểu dự án Hạ tầng trước ngày 30/9/2025
-
Flamingo Golden Hill: Lợi nhuận cho thuê ổn định từ cộng đồng chuyên gia quốc tế -
Đà Nẵng: Khu đô thị Capital Square 2 đủ điều kiện mở bán 530 căn hộ -
Masterise Homes ra mắt LUMIÈRE Prime Hills - Biểu tượng chất sống tinh anh tại Global Gate -
Sắp lộ diện căn hộ Nhật hiện đại bậc nhất tại tháp Orion - TT AVIO -
Hải Phòng - Từ thành phố cảng đến siêu đô thị đa trung tâm vươn tầm quốc tế -
Chỗ đỗ xe - Thách thức nan giải tại trung tâm đô thị lớn -
AHS Property trở thành đối tác phân phối chiến lược dự án Hado Charm Villas
-
1 Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
2 Đất nền khu vực Đông Anh (Hà Nội) đang chững lại
-
3 Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI
-
4 TP.HCM kích hoạt cơ chế đặc thù chuẩn bị khởi công tuyến metro số 2
-
5 Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới