GS-TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhận định, việc giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% tiếp tục được kéo dài hết năm 2024 không ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) năm nay.
Những chính sách thuế mới đã góp phần xây dựng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, trực tiếp đóng góp vào sự tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài thời gian qua.
“Chúng ta không chỉ kích cầu đầu tư, mà phải kích cầu cả tiêu dùng nội địa bằng nhiều cách, trong đó có việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT). Đầu tư tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, song nếu tiêu dùng yếu thì kích cầu đầu tư sẽ giảm hiệu quả”, GS-TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội chia sẻ.
Người dân và doanh nghiệp rất vui với đề xuất của cơ quan chức năng trước Quốc hội về việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) dự kiến áp dụng trong 6 tháng đầu năm 2024, đặc biệt là đề xuất giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc tiếp tục giảm thuế GTGT sau thời điểm 30/6/2024 nếu tình hình kinh tế và doanh nghiệp, người dân vẫn còn khó khăn.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc phân biệt đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) ảnh hưởng đến các quan hệ kinh tế, tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường.
Kể từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023, ngoài giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT), lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cũng được giảm 50% theo Nghị định 41/2023/NĐ-CP.
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội XV. Trong Nghị quyết này có quy định về việc Thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định tại tiết a, điểm 1.1, khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Cho dù các cơ quan nhà nước đã có nhiều nỗ lực, song khi doanh nghiệp và người dân vẫn đang rất khó khăn, thì theo đại biểu Quốc hội, không chỉ cần giãn, giảm thuế, mà còn cần đặc biệt quan tâm tháo gỡ những điểm nghẽn đang gây ách tắc cả về pháp lý và dòng vốn.