Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Hỗ trợ doanh nghiệp nông thủy sản thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA
- 26/06/2020 14:57
 
Hội nghị hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU, thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA được Bộ Công Thương tổ chức tại TP.HCM vào ngày 30/6/2020.
EU là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 3,55 tỷ USD.
EU là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 3,55 tỷ USD.

Ngày 30/6/2020 tại Khách sạn Rex - số 141 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU, thực thi hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu ( EVFTA).

EU là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 3,55 tỷ USD, giảm 10,6% so với năm 2018, như vậy cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản còn rất lớn khi gần như thuế quan đã được giảm về 0% khi Hiệp định có hiệu lực.

Tuy nhiên, tham gia các FTA thế hệ mới như Hiệp định EVFTA có nghĩa là Việt Nam bước vào sân chơi lớn, cũng phải chấp nhận đương đầu với các khó khăn, thách thức mới để cạnh tranh với các nước lớn, rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ.

Dù Hiệp định EVFTA có ưu đãi với những quy định SPS linh hoạt nhưng đa số ngành hàng nông sản của nước ta như hồ tiêu, chè, rau quả… vẫn vấp phải những hạn chế do thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo quản chưa tốt nên chất lượng còn hạn chế.

Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA còn có các cam kết “phi truyền thống” về lĩnh vực lao động, môi trường. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về tiền lương tối thiểu, thời gian làm việc và an toàn vệ sinh lao động, lao động trẻ em, bảo vệ môi trường.

Vì vậy, Hội nghị sẽ phổ biến về một số nội dung của Hiệp định EVFTA liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như thuế quan, kiểm dịch động thực vật, quản lý an toàn thực phẩm..... tới các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu để có kế hoạch xuất khẩu phù hợp, đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường EU.

Các chuyên gia đến từ Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan... đề xuất cụ thể các giải pháp, biện pháp cũng như cách thức tiếp cận thị trường EU đối với từng ngành hàng trong nhóm nông, lâm, thủy sản nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA, khai thác được tối đa các ưu đãi từ Hiệp định (thuế quan, quy tắc xuất xứ....) và tận dụng được lợi thế sẵn có của ngành nông nghiệp nước ta.

EU là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 3,55 tỷ USD.
EU là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 3,55 tỷ USD.

Ngày 30/6/2020 tại Khách sạn Rex - số 141 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU, thực thi hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu ( EVFTA).

EU là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 3,55 tỷ USD, giảm 10,6% so với năm 2018, như vậy cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản còn rất lớn khi gần như thuế quan đã được giảm về 0% khi Hiệp định có hiệu lực.

Tuy nhiên, tham gia các FTA thế hệ mới như Hiệp định EVFTA có nghĩa là Việt Nam bước vào sân chơi lớn, cũng phải chấp nhận đương đầu với các khó khăn, thách thức mới để cạnh tranh với các nước lớn, rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ.

Dù Hiệp định EVFTA có ưu đãi với những quy định SPS linh hoạt nhưng đa số ngành hàng nông sản của nước ta như hồ tiêu, chè, rau quả… vẫn vấp phải những hạn chế do thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo quản chưa tốt nên chất lượng còn hạn chế.

Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA còn có các cam kết “phi truyền thống” về lĩnh vực lao động, môi trường. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về tiền lương tối thiểu, thời gian làm việc và an toàn vệ sinh lao động, lao động trẻ em, bảo vệ môi trường.

Vì vậy, Hội nghị sẽ phổ biến về một số nội dung của Hiệp định EVFTA liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như thuế quan, kiểm dịch động thực vật, quản lý an toàn thực phẩm..... tới các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu để có kế hoạch xuất khẩu phù hợp, đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường EU.

Các chuyên gia đến từ Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan... đề xuất cụ thể các giải pháp, biện pháp cũng như cách thức tiếp cận thị trường EU đối với từng ngành hàng trong nhóm nông, lâm, thủy sản nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA, khai thác được tối đa các ưu đãi từ Hiệp định (thuế quan, quy tắc xuất xứ....) và tận dụng được lợi thế sẵn có của ngành nông nghiệp nước ta.


Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng lớn khi EVFTA được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn
Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã bày tỏ sự phấn khởi trước việc Quốc hội đã bỏ phiếu tích cực cho hai Hiệp định EVFTA và...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư