
-
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán
-
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
-
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật
-
Quảng Ninh thông qua 16 nghị quyết quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/9/2025 -
5 nhóm chính sách đặc thù, đột phá để Hà Nội phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Nhu cầu tiêu dùng thịt nóng
Khi Hiệp định thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 85,6% số dòng thuế đối với hàng hóa Việt Nam, tương ứng với 70,3% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Hiện, chỉ có hơn 42% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng thuế suất 0% theo Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% các dòng thuế, tương đương 99,7% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Đối với các mặt hàng còn lại, EU cam kết cung cấp cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu bằng 0%.
Ông Trần Quốc Khánh cho rằng, về các mặt hàng hóa nói chung, cơ cấu xuất khẩu hàng EU mang tính bổ sung nhiều hơn là cạnh tranh trực tiếp với những sản phẩm Việt Nam.
Trong khi đó, với một số ngành hàng như dược phẩm, sữa và chăn nuôi sẽ phải đối mặt với áp lực cạnhtranh gia tăng từ các sản phẩm nhập khẩu từ EU khi EVFTA có hiệu lực.
Cụ thể với thịt heo đông lạnh sẽ được miễn thuế sau 7 năm, thực phẩm chế biến sau 7 năm và thuế suất đối với thịt gà sẽ giảm dần về 0% trong 10 năm.
Hiện, các sản phẩm chăn nuôi của EU xuất khẩu sang Việt Nam chịu mức thuế từ 10-40%.
![]() |
Việc giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm chăn nuôi từ EU sẽ thúc đẩy sự thâm nhập của các sản phẩm này vào Việt Nam và làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các sản phẩm chăn nuôi trong nước (Ảnh minh họa) |
Trong 5 tháng đầu năm 2020, theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông lâm thuỷ sản, Việt Nam nhập khẩu 1,7 tỷ USD các sản phẩm chăn nuôi, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Dù vậy, ông Trần Quốc Khánh đánh giá, nhu cầu tiêu thụ thịt đông lạnh trong thời gian qua cho thấy, thói quen tiêu dùng cần thêm nhiều thời gian mới có thể thay đổi.
“Thời gian qua nhận thấy một sự thật rõ ràng, dù thịt lợn nhập khẩu rẻ hơn rất nhiều so với thịt nội địa nhưng người dân không ăn vì thói quen tiêu dùng thịt nóng, thịt không quá nhiều nạc”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói và cho rằng, sẽ có một số bộ phận người tiêu dùng sử dụng thịt nhập khẩu nhưng đa phần người dân vẫn sử dụng thịt lợn được nuôi tại thị trường nội địa.
Mức độ cạnh tranh trong ngành chăn nuôi khi EVFTA có hiệu lực được dự đoán ở mức độ “vừa phải và đủ sức ép cho ngành chăn nuôi đổi mới nhưng không mạnh đến mức độ gây ra tổn thất lớn”.
“Một số mặt hàng khác có lộ trình giảm thuế dài khoảng 10 năm và thậm chí một số trường hợp kéo dài hơn 10 năm. Lộ trình dài để doanh nghiệp có thời gian tái cơ cấu”, ông Trần Quốc Khánh nói.
4 lời khuyên cho doanh nghiệp muốn nắm bắt cơ hội từ EVFTA


Thứ nhất, chủ động nghiên cứu các Hiệp định, tùy vào đặc thù sản phẩm doanh nghiệp và lượng sức trong khả năng nắm bắt cơ hội.
Nếu không thể tự làm, doanh nghiệp có thể chủ động tìm đến công ty tư vấn thay vì trông chờ Nhà nước hướng dẫn.
Thứ hai, để nắm bắt được cơ hội xuất khẩu, doanh nghiệp phải đáp ứng quy tắc xuất xứ. Khi hiểu về quy tắc xuất xứ mới có thể tìm nguồn nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn.
Thứ ba, toàn cầu hóa hay tự do hóa thương mại nói chung đều có những mặt trái như hàng loạt tiêu chuẩn kỹ thuật từ thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống lẩn tránh,… được dựng lên.
Đôi lúc, đó là rào cản trá hình mà doanh nghiệp phải tìm hiểu để nhận diện.
Ông Khánh lý giải, quốc gia nào cũng có điểm yếu riêng và buộc phải bảo vệ rất kỹ điểm yếu của mình thông qua các rào cản, kể cả những nước thường xuyên ca ngợi tự do hóa thương mại như Hoa Kỳ, EU. Đó là lý do vì sao đến nay, “không ai bán được các sản phẩm đường vào Hoa Kỳ”.
“Doanh nghiệp hãy đi qua châu Âu gặp gỡ các nhà nhập khẩu, tìm kiếm các Hiệp hội ngành hàng tìm kiếm cơ hội hơn là ngồi ở Việt Nam chờ họ đến. Ngồi đợi cũng không nhận được phản hồi của người tiêu thụ sản phẩm như thế nào để điều chỉnh chất lượng, bao bì sản phẩm”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đưa ra lời khuyên cuối cùng với kỳ vọng doanh nghiệp chủ động hơn nữa trong tìm kiếm khách hàng.

-
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán
-
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
-
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật
-
Quảng Ninh thông qua 16 nghị quyết quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/9/2025 -
5 nhóm chính sách đặc thù, đột phá để Hà Nội phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo -
Lạm phát được kiểm soát, nhưng không chủ quan -
Quảng Ninh lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân -
Nghiên cứu tổ chức phát động phong trào thi đua mới nhằm góp phần tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi -
Rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu xuống còn 7 ngày -
Giúp đỡ, dạy nghề và tạo việc làm cho người được đặc xá trở về hòa nhập cộng đồng
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025