Trong 10 năm qua, ngành ngân hàng đã trải qua một cuộc đại phẫu lớn chưa từng có. Đến cuối năm 2019, sức khỏe của toàn hệ thống ở trong tình trạng tốt nhất từ trước đến nay.
Trong báo cáo vừa được gửi tới đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng trình bày nhiều khó khăn của ngành ngân hàng liên quan đến việc tăng vốn, bán lại các ngân hàng yếu kém và xử lý nợ xấu.
Ngoài thương vụ BIDV - KEB Hana Bank đang trong quá trình hoàn tất với giá 882 triệu USD, lĩnh vực ngân hàng hứa hẹn còn một số thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) đình đám trong thời gian tới khi quá trình tái cơ cấu ngành đi vào giai đoạn cuối.
Hoạt động tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng đã đi qua chặng đường gần 7 năm, trong đó giai đoạn I kết thúc năm 2015 và giai đoạn II bắt đầu từ năm 2016 đến 2020. Quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng vừa qua đã gặt hái những thành quả khá quan trọng.
Đã hơn 3 năm qua, thông tin thống kê công bố trên Cổng thông tin của Ngân hàng Nhà nước, mục “Hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng” duy trì phần chú thích thêm so với giai đoạn trước đây. Bên cạnh bổ sung thành viên khối Ngân hàng thương mại Nhà nước, chú thích thêm đó ghi rõ “Loại bỏ các tổ chức tín dụng có vốn chủ sở hữu âm khi tính ROA, ROE”.
Dù còn khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu, song với nỗ lực đẩy mạnh tái cấu trúc trong thời kỳ hậu sáp nhập, hợp nhất (M&A), hoạt động của các ngân hàng được cải thiện đáng kể, nợ xấu dần đẩy lùi và lợi nhuận tăng trưởng.
Nhiều nhà đầu tư ngoại đang muốn đầu tư cả chục ngàn tỷ đồng vào các ngân hàng Việt Nam, kể cả với những nhà băng yếu kém đang trong quá trình tái cơ cấu gồm: CBBank, Oceanbank, PGBank…
Tại Hội nghị sơ kết ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm, NHNN cho biết, toàn ngành đã xử lý được 264,06 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết 42. Trong 6 tháng cuối năm, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tập trung xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng khá trầm lắng trong hơn 3 năm qua, nhưng nhiều nhận định cho rằng, M&A ngân hàng sẽ “dậy sóng” trong thời gian tới.
Trước sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại đối với 3 ngân hàng mua lại bắt buộc (Ocean Bank, CBBank, GPBank), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang hoàn thiện, trình Thủ tướng phương án chuyển nhượng, tái cơ cấu và sau đó bán cho nước ngoài.