
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
-
Hải Dương đặt mục tiêu quý II/2025 GRDP tăng 11,83%
-
Burundi muốn củng cố hợp tác đầu tư, khoa học công nghệ với Việt Nam
-
AmCham kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ xem xét gia hạn thực hiện thuế đối ứng 46%
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm -
Chặn nhân tố gây lạm phát
![]() |
Doanh nghiệp châu Âu đánh giá cao việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn EVFTA và EVIPA. |
Sáng 8/6, ngay sau khi Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) với tỷ lệ tán thành 100%, thông qua Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (GIC/AHK), cộng đồng doanh nghiệp nước này cũng đặt nhiều kỳ vọng vào EVFTA vừa được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn.
"Với 457 phiếu ủng hộ, EVFTA sau 8 năm đàm phán sắp được đưa vào thực thi. Những cam kết trong EVFTA rất quan trọng đối với nền kinh tế Đức, đặc biệt, Việt Nam còn là đối tác thương mại lớn thứ hai của Đức trong khu vực ASEAN. Hơn 4.000 công ty Đức đã xuất khẩu sang Việt Nam", GIC/AHK nêu rõ.

châu Âu đã đầu tư vào Việt Nam 2.500 Dự án, vốn đăng ký 27,5 tỷ USD. Việc phê chuẩn EVIPA được kỳ vọng giúp thu hút vốn đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, sạch từ EU.

Theo GIC/AHK, EVFTA có thể có hiệu lực vào tháng 8 năm nay, với việc loại bỏ hơn 99% thuế quan, trong đó EU loại bỏ thuế đối với hàng ngàn mặt hàng có nguồn gốc từ Việt Nam, còn Việt Nam sẽ tự do hóa 65% thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam trong thời gian 10 năm. EVFTA sẽ có lợi cho các doanh nghiệp EU xuất khẩu và đầu tư vào Việt Nam và ngược lại.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), ông Nicolas Audier đã hoan nghênh Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu tích cực cho hai Hiệp định EVFTA và EVIPA. Theo đó, EVFTA sẽ sớm đi có hiệu lực và được thực thi, còn EVIPA sẽ được triển khai sau khi được phê chuẩn bởi từng quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu (EU).
Trong bối cảnh các cuộc chiến thương mại và đại dịch Covid-19 phá vỡ các hoạt động kinh doanh thông thường ở quy mô chưa từng có trên toàn cầu, việc EVFTA đi vào thực thi tạo động lực rất tích cực cho hoạt động đầu tư, thương mại 2 bên. Việt Nam sẽ có thêm cơ hội nhập vào thị trường tiêu dùng khoảng 500 triệu dân của EU, GDP 18.000 tỷ USD.
EuroCham là một trong những tổ chức ủng hộ mạnh mẽ nhất cho hiệp định EVFTA ngay từ khi các cuộc đàm phán đầu tiên diễn ra. Thỏa thuận này thể hiện lợi ích đôi bên cùng có lợi (‘win – win’) thực sự, không chỉ dành cho các doanh nghiệp EU và Việt Nam, mà còn cho người dân của cả hai phía.
“Bước tiếp theo là đảm bảo việc triển khai thực thi EVFTA suôn sẻ và hiệu quả. EuroCham cùng 17 tiểu ban ngành nghề, đại diện cho hơn 1.000 doanh nghiệp thành viên của EU sẵn sàng hợp tác với phía Việt Nam để đảm bảo tất cả các bên có thể “mở khóa” toàn bộ tiềm năng mà EVFTA có thể mang lại trong hiện tại và tương lai”, Chủ tịch EuroCham nhấn mạnh.

-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm -
Chặn nhân tố gây lạm phát -
Lập Tổ công tác tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ -
Chủ tịch nước Lương Cường đón và hội đàm với Tổng thống Burundi -
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Trương Hòa Bình -
3 tháng, gần 11 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Chủ động ứng phó trước tác động thuế quan và các biến động của thương mại toàn cầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort