Căn hộ nhúc nhích tăng giá
- 04/07/2014 09:09
 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
BĐS sẽ không tái phát tình trạng sốt giá!
Chủ đầu tư 'cành cao', người mua nhà mất ưu đãi
Thị trường căn hộ đang đua nhau tăng giá, thổi giá!
Gói 50.000 tỷ: Chưa bung vốn ra đã "thổi" giá nhà
Dọa tăng giá, chủ đầu tư có "té nước" theo mưa?
Vắng bóng đầu cơ, giá căn hộ tuột dốc xuống 25 triệu đồng/m2
Căn hộ rục rịch tăng giá
Chung cư mạ vàng sẽ tăng giá bán

Trong khi các chủ đầu tư công bố tăng giá bán căn hộ từ 5 đến 10% tại một số dự án,  thì thống kê do Công ty CBRE Việt Nam công bố ngày 2/7 cũng cho thấy, xu hướng tăng giá của toàn thị trường là rõ rệt. 6 dự án mới vừa mở bán tại Hà Nội trong quý II đã cung cấp thêm khoảng 2.650 căn hộ vào tổng nguồn cung thị trường, tăng 70% so với quý I/2014.

  Căn hộ nhúc nhích tăng giá  
  Các dự án địa ốc ở Hà Nội đã tăng 5 - 10% giá bán trong quý II/2014.  

Hầu hết các dự án mở bán trong quý II/2014 đều thuộc phân khúc trung cấp và từ các dự án đã hoàn thiện. 16 dự án (kể cả bán mới hay mở bán lại) đều được tiếp thị mạnh  hơn trước. Số lượng giao dịch tăng ổn định với khoảng 2.500 căn hộ được bán, tăng khoảng 60% so với quý I/2014.

Việc các ngân hàng thúc đẩy cho vay vốn mua nhà được coi là yếu tố giúp cải thiện lượng giao dịch trên thị trường trong quý II. Các ngân hàng đã tích cực liên kết với các chủ đầu tư thực hiện các chương trình hỗ trợ lãi suất ưu đãi cố định lên đến 12 tháng cho các khách hàng vay mua nhà; lượng vốn vay cũng cao hơn và thời gian vay kéo dài hơn. Với nguồn vốn vay ngân hàng được tiếp cận dễ dàng hơn, nhu cầu mua nhà của người dân được dự báo sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm 2014.

Trên thị trường thứ cấp, giá bình quân toàn thị trường tăng nhẹ (0,2%) so với quý I/2014 (ghi nhận giá đã tăng 1,1% sau 11 quý giảm liên tiếp). Đáng chú ý là, trong 6/2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dừng triển khai xây dựng nhà ở thương mại trong khu nội đô lịch sử của Hà Nội đến năm 2015, đối với các dự án chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chưa được chấp thuận đầu tư.

Với quyết định này, giá các căn hộ tại khu trung tâm Thủ đô Hà Nội được dự báo sẽ tăng do nguồn cung tại khu vực này hạn chế. Những dự án thuộc phân khúc căn hộ như Hoàng Thành Tower (quận Hai Bà Trưng), Discovery Complex (quận Cầu Giấy) hay Wartermark (quận Tây Hồ) sẽ chỉ còn rất ít nguồn cung trong tương lai

Đối với phân khúc biệt thự và nhà liền kề trong khu đô thị mới, thị trường ghi nhận 115 căn chào bán mới từ 3 dự án (quý I/2014 không có dự án nào). Các dự án được mở bán mới, gồm The Premier tại quận Cầu Giấy; Gamuda Gardens tại quận Hoàng Mai và Lâm Viên (Khu đô thị Đặng Xá II) tại Gia Lâm. Trong số này, The Primier tại quận Cầu Giấy có mức giá bán cao nhất là 140 triệu đồng/m2.

Trên thị trường thứ cấp, giá vẫn giảm, dù tốc độ giảm đang dần chậm lại. Cụ thể, giá chào bán biệt thự giảm 2,8% trong quý IV/2013, tụt xuống 2,0% trong quý I/2014 và 1,4% trong quý II/2014. Dự đoán, việc tốc độ giảm giá chậm lại như trên sẽ thúc đẩy nhu cầu mua của nhóm khách hàng ưa thích các dự án đất nền hơn chung cư và nhận thấy mức giá giờ đây đã hấp dẫn hơn và phù hợp với túi tiền của họ.

Trong thời gian tới, giá bất động sản thứ cấp được dự báo sẽ chịu áp lực giảm nhẹ, trước khi ổn định vào cuối năm. Thêm vào đó, việc hoàn thiện một loạt các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, như cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù... sẽ làm tăng giá bất động sản tại các khu vực liên quan.

TS. Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định, thị trường bất động sản đang trong giai đoạn quan trọng; kinh tế vĩ mô đã ổn định; một số dự án đã khởi động trở lại; các giao dịch đã phục hồi; số dư tín dụng bất động sản từ hệ thống ngân hàng đã tăng lên…

“Mặc dù vậy, các chủ thể tham gia thị trường cần nỗ lực nhiều hơn nữa để cải thiện khả năng thanh khoản sau thời gian dài thị trường trầm lắng. Luồng tiền vận hành vào thị trường không mạnh và thông tin về tồn kho bất động sản chưa thực sự phản ánh đúng quy mô các khoản nợ xấu của thị trường này”, ông Chung nhận xét.

Bình luận về những diễn biến của thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, có nhiều tín hiệu cho thấy, thị trường bất động sản đang ấm lên. Đó là lượng hàng tồn kho giảm, giao dịch bất căn hộ đã trở lại, và tăng lên; một số dự án đã phục hồi, triển khai trở lại; dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đã tăng lên. Điều quan trọng hơn là các dòng tiền đang có xu hướng quay lại thị trường.

“Điều này khẳng định chính sách và giải pháp của Chính phủ trong việc giải quyết khó khăn thị trường bất động sản thời gian qua là có hiệu quả”, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản