-
Huyện Thanh Trì (Hà Nội) có thêm hai khu đô thị mới vào năm 2028 và 2029 -
Chuyên gia OneHousing: Vay mua nhà tạo thói quen tích lũy bắt buộc với người làm công ăn lương -
Gõ cửa những kỳ tích mang trái tim "Make in Vietnam" -
[Tết đoàn viên] Các CEO bất động sản đón Tết tại Việt Nam như thế nào? -
Người nhập cư với nỗi niềm mái ấm cuối năm -
Đủ kiểu tranh chấp chung cư -
Phát sốt với thông báo được nhận... nhà
TIN LIÊN QUAN | |
VNCB mang gói 50.000 tỷ đồng "chạm ngõ" Thủ đô | |
Gói 50.000 tỷ đồng ‘mua’ niềm tin thị trường |
Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) và Tập đoàn Thiên Thanh đã giới thiệu chuỗi liên kết “4 nhà” gồm nhà sản xuất vật liệu xây dựng, nhà đầu tư, nhà tổ chức và ngân hàng tham gia bảo lãnh thanh toán.
Việc triển khai sản phẩm tín dụng liên kết 4 nhà nhằm kiểm soát dòng vốn đúng mục đích. Ảnh: Đức Thanh |
Cơ chế vận hành chuỗi liên kết này là: nhà sản xuất, phân phối cung cấp vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất trực tiếp đến nhà thầu/nhà đầu tư thông qua sự kết nối của nhà tổ chức (Tập đoàn Thiên Thanh và VNCB) và các ngân hàng tham gia bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc cho vay tái sản xuất - kinh doanh.
Ông Phan Thành Mai, Tổng giám đốc VNCB cho biết, điểm ưu việt của chương trình này là tất cả các bên tham gia cùng ký kết một hợp đồng và nhiều ngân hàng thương mại có thể cùng tham gia tài trợ cho các doanh nghiệp trong chuỗi. Với các dự án khả thi, chủ đầu tư được vay mà không nhất thiết cần tài sản đảm bảo, chỉ cần đối ứng bằng vật liệu xây dựng cung ứng cho công trình. Các doanh nghiệp có khoản nợ ở các ngân hàng khác có thể được khoanh nợ và tiếp tục được vay vốn theo mục đích mới của chuỗi 4 nhà.
Theo ông Mai, mô hình chuỗi liên kết 4 nhà này đã được vận dụng và phát huy hiệu quả trong các cuộc khủng hoảng nhà đất tại Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan… những năm trước đây, giúp nền kinh tế các quốc gia này vượt qua các giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng nhất.
Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc triển khai sản phẩm tín dụng liên kết 4 nhà nhằm kiểm soát dòng vốn tín dụng đúng mục đích, hiệu quả, tạo niềm tin trên thị trường. Điều này góp phần thúc đẩy các giao dịch kinh tế trong hoạt động đầu tư - xây dựng - kinh doanh bất động sản, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giảm tồn kho vật liệu xây dựng và bất động sản.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, mô hình liên kết 4 nhà là tổ hợp cung ứng vốn và vật liệu xây dựng có thể được triển khai rộng cho các công trình nội đô và các khu đô thị mới. Qua đó sẽ khắc phục được tình trạng lâu nay là nhà thầu sau khi làm xong không có tiền để thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên liệu, tiền nhân công, dẫn đến cả chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung ứng vật liệu xây dựng đều nợ ngân hàng.
Ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành cho rằng, dù không mới, nhưng chuỗi liên kết 4 nhà của VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh là một ý tưởng tốt. “Nhưng ý tưởng chỉ chiếm 10%, 90% thành công phụ thuộc vào quá trình vận hành tổ chức thực hiện. Làm sao để người dân tiếp cận được sản phẩm bất động sản tốt mới là điều quan trọng”, ông Đực nói.
Đánh giá về chuỗi liên kết 4 nhà, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, mô hình này là hướng đi triển vọng của thị trường bất động sản. “Với chương trình này, các ngân hàng thương mại có thể tăng trưởng tín dụng mà vẫn đảm bảo không làm phát sinh lạm phát, nợ xấu…”, ông Nam nói và cho rằng, Bộ Xây dựng sẽ xem xét thúc đẩy mô hình liên kết này đi theo hướng có sự tham gia của nhiều nhà cung ứng vật liệu xây dựng, ngoài Tập đoàn Thiên Thanh.
Đại gia ngân hàng đua nhau làm "bà đỡ" | |
Có chủ đầu tư địa ốc 'ngoảnh mặt' với nhà băng |
Hà Quang
-
Bất động sản TP.HCM: Xuất hiện chủ đầu tư tung "bánh vẽ" để bán cọc -
Mua bán trái phép đất xen kẹt: Chế tài mới vẫn khó dẹp -
Tìm tín hiệu lạc quan cho thị trường bất động sản TP.HCM -
Giải mã 2 ẩn số đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng năm 2020 -
Bất động sản nghỉ dưỡng: Khơi thông nhiều chính sách, thị trường khởi sắc trở lại -
Doanh nghiệp được đầu tư xây dựng cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ -
Người trẻ chọn mua nhà: Từ khái niệm “đi bao xa” đến “mất bao lâu”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức