
-
Những thay đổi về thủ tục đất đai từ ngày 1/7/2025
-
Doanh nghiệp địa ốc dùng nhiều chiêu tạo sốt ảo
-
Bất động sản nghỉ dưỡng vào guồng sau thời gian “ngủ đông”
-
Hàng loạt dự án địa ốc phía Nam được gỡ vướng -
Thuế phải đánh trúng nhóm đầu cơ bất động sản; Hà Nội có thêm 463 căn nhà ở xã hội -
Một phần dự án NovaWorld Phan Thiet của Novaland được chuyển hình thức trả tiền thuê đất -
Giá chung cư mới tại Hà Nội vẫn neo ở mức cao
![]() | ||
Kéo dài thời hạn trả nợ làm giảm áp lực tài chính lên những người mua nhà lần đầu |
Tại cuộc họp của UBDN TP. Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội về việc đẩy mạnh giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng cho bất động sản mới đây, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng đề nghị Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời hạn cho các khoản vay “tối thiểu là 10 năm” thay vì cứng nhắc ấn định thời hạn 10 năm, gây áp lực trả nợ đối với khách hàng mua nhà lần đầu.
Đồng thời, nới thời hạn cho vay tối thiểu lên 15 năm, thay vì quy định tối thiểu 10 năm như hiện nay.
Đặc biệt, đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét bổ sung đối tượng là người đã ký hợp đồng mua nhà thu nhập thấp, nhà xã hội trước ngày 7/1/2013, hiện đang đóng tiền theo tiến độ dự án cũng được phép vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng.
Liên quan đến thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các biện pháp nhằm giảm cung nhà ở thương mại.
Cụ thể, tạm dừng không triển khai tiếp các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị chưa giải phóng mặt bằng hoặc giải phóng mặt bằng dở dang đạt dưới 30% diện tích của dự án tại tất cả các địa phương trên cả nước theo danh mục mà các địa phương đã báo cáo theo yêu cầu của Chỉ thị 2196/CT-TTg ngày 6/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Các địa phương có ít dự án, trong khi vẫn có nhu cầu cấp bách về nhà ở thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ để cho phép tiếp tục triển khai; các dự án đã giải phóng mặt bằng trên 70%, đang thi công xây dựng dở dang, cho phép cơ cấu lại dự án theo hướng tăng căn hộ diện tích nhỏ dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; lựa chọn một số trong các dự án này để chuyển sang làm nhà ở xã hội phục vụ người có thu nhập thấp, công nhân lao động khu công nghiệp.
Đối với các dự án giải phóng mặt bằng dở dang đạt trên 30% và dưới 70% diện tích của dự án thì giao cho địa phương rà soát, đề xuất phương án hợp lý để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Với các dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp với nhu cầu và kế hoạch phát triển của địa phương thì yêu cầu chính quyền địa phương tạm thời điều chỉnh mục đích sử dụng đất có thời hạn và cho phép Chủ đầu tư tổ chức khai thác kinh doanh tạm (chuyển mục đích tạm thời: bãi đỗ xe, kho tàng...) không để đất trống và chỉ đầu tư tiếp khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
Hà Quang
-
Chung cư Hà Nội hết thời tăng giá “phi mã” -
TP.HCM xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội -
Bất động sản Thái Bình hưởng lợi gì sau khi hợp nhất với “thủ phủ” công nghiệp Hưng Yên -
Áp lực trên vai môi giới bất động sản -
Doanh nghiệp địa ốc kỳ vọng đột phá nhờ Nghị quyết 68 -
Nghịch lý người giàu đi mua nhà ở xã hội -
Thông tin về cầu Tứ Liên vượt sông Hồng vừa được khởi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2027
-
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Cựu Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan xin lỗi người dân Vĩnh Phúc, nhận toàn bộ trách nhiệm
-
Hải quan khu vực I liên tục phát hiện ma túy qua đường chuyển phát nhanh
-
Mức án đề nghị của Viện Kiểm sát với 41 bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh