
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư
![]() |
Dự án Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (Quảng Nam). |
Nhiều rào cản
Là những địa phương có lực lượng lao động rất lớn, song các tỉnh, thành ở miền Trung vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển nhà ở xã hội.
Tại Quảng Ngãi, hiện Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút khoảng 50.000 lao động ở các địa phương đến làm việc. Do nhu cầu cấp thiết về chỗ ở, trong hoàn cảnh thu nhập có hạn, hầu hết những lao động nhập cư hiện phải sống trong các khu nhà trọ tự phát được xây dựng tạm bợ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.
Theo đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021- 2030, tỉnh Quảng Ngãi sẽ triển khai đầu tư xây dựng 6.300 căn hộ nhà ở xã hội, trong đó giai đoạn 2022-2025 là 1.500 căn, giai đoạn 2026-2030 là 4.800 căn. Tuy nhiên đến cuối năm 2024, trên địa bàn tỉnh chưa có dự án nhà ở xã hội triển khai hoàn thành.
Sở Xây dựng Quảng Ngãi cho biết, trong thời gian qua, tỉnh chưa ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư đối với lĩnh vực này nên chưa đủ sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tương tự, tại Quảng Nam, địa phương này hiện có 4 dự án đang triển khai nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo Sở Xây dựng Quảng Nam, một trong những trở ngại lớn là các quy định về tỷ lệ quỹ đất và diện tích căn hộ cho thuê. Việc yêu cầu tất cả các dự án nhà ở thương mại tại đô thị loại III trở lên phải dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội chưa phù hợp với thực tế.
Ngoài ra, các quy định về lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội còn chưa thống nhất với quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đất đai, kinh doanh bất động sản... khiến rất ít dự án được triển khai từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực.
Quảng Nam vẫn còn quỹ đất lớn với giá đất tương đối thấp. Do đó, người dân thường thích sở hữu đất nền hơn là căn hộ chung cư, dẫn đến nhu cầu thực tế về nhà ở xã hội chưa cao.
Xây dựng chính sách để hỗ trợ nhà đầu tư
Để phát triển nhà ở xã hội tại Quảng Ngãi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan rà soát lại các quỹ đất, vị trí dự kiến phát triển nhà ở xã hội, nhất là các quỹ đất có vị trí thuận lợi, các quỹ đất nhà ở xã hội tại các dự án xây dựng nhà ở thương mại.
Đồng thời, chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội theo kế hoạch của tỉnh và tham khảo cơ chế hỗ trợ của các tỉnh (nhất là các tỉnh lân cận) để xây dựng lại dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, địa phương này dự kiến sẽ hỗ trợ giải phóng mặt bằng; hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; hỗ trợ sau khi đã thực hiện đầu tư xây dựng, nghiệm thu hoàn thành.
Tại Quảng Nam, tỉnh cũng đã ban hành nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn đến năm 2030 với nguồn kinh phí hỗ trợ khoảng 416 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh.
Theo đó, hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật đất đai; tạo quỹ đất sạch để chủ đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Kinh phí hỗ trợ được xem xét hỗ trợ sau khi thực hiện thủ tục quyết toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định. Hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án, bao gồm dự án có phân kỳ đầu tư đã được cấp thẩm quyền chấp thuận.
Ngoài ra, Quảng Nam còn hỗ trợ 100% phí, lệ phí thực hiện thủ tục đầu tư, gồm phí thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng dự án; thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi…
-
Vĩnh Phúc giải quyết được nhiều tồn tại về đất đai dự án -
Mở rộng nguồn cung bất động sản công nghiệp tại Quảng Ninh -
M&A bất động sản để cộng hưởng và gia tăng giá trị -
Dự án cao cấp hút khách nhờ slot đỗ xe định danh -
Masterise vào Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2021 ngay trong năm đầu tiên được đề cử -
Sửa Luật Kinh doanh bất động sản: Cá nhân không được làm môi giới độc lập -
Siết quản lý, loại chủ đầu tư “tay không bắt giặc”
-
1 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
2 Đầu tư từ Hoa Kỳ “dẫn dắt" dòng vốn ngoại vào Việt Nam
-
3 Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD
-
4 “Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
5 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới