Sau hơn 3 năm khuyến khích đầu tư với hai lần đưa ra mức giá mua điện cố định khá hấp dẫn, Bộ Công thương đang xây dựng chương trình thí điểm xác định giá điện mặt trời.
Giá mua điện cố định cho các dự án điện mặt trời được áp dụng tới hết ngày 31/12/2020 theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg vừa được ký hôm nay, ngày 6/4, và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 22/5/2020.
Bộ Công thương vừa có tờ trình về phương án giá điện mặt trời mới theo yêu cầu được đưa ra tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ vào cuối tháng 11/2019 với đề xuất áp dụng mức giá mua điện mặt trời theo một vùng.
Việt Nam có nhu cầu rất lớn về năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo và hiện đang có trên 300 dự án đầu tư về điện gió, điện mặt trời đang chờ phê duyệt.
Theo nguồn tin của Báo Đầu tư – Baodautu.vn, cuộc họp chiều qua của Chính phủ vẫn chưa chốt xong mức giá mua điện mặt trời mới để áp dụng từ ngày 1/7/2019.
Nhiều nhà máy điện mặt trời tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận chỉ được huy động công suất phát lên lưới với tỷ trọng 30 - 40% đã khiến các chủ đầu tư bức xúc và muốn chủ động xây dựng đường dây truyền tải và sẵn sàng bàn giao miễn phí cho ngành điện vận hành. Thực hư câu chuyện ra sao, phóng viên Báo Đầu tư Online có cuộc trao đổi với ông Phương Hoàng Kim, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương).
Là dạng năng lượng “trời cho” và đang được xem là xu thế của thế giới với vai trò có thể thay thế một phần năng lượng từ các nguồn nhiên liệu không tái tạo được như than, dầu, nhưng nếu đầu tư không đồng bộ, không có cơ chế vận hành thích hợp, điện mặt trời có thể gây mất ổn định hệ thống điện, rã lưới bởi tính không ổn định và phân bố không đều tại Việt Nam.