Hàng ngàn khoản nợ xấu vay tín chấp đang nằm kho tại các ngân hàng thương mại, công ty tài chính kể từ khi hoạt động của các công ty mua bán nợ bị đóng băng, truy quét. Có ý kiến cho rằng, nên xem xét mở lại ngành nghề kinh doanh đòi nợ một cách có điều kiện.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm nhanh, trong khi thị trường mua bán nợ khởi động chậm chạp khiến quá trình xử lý nợ xấu chậm lại, tiềm ẩn nhiều rủi ro an toàn hệ thống. Cần có thêm giải pháp để kích hoạt thị trường mua bán nợ.
Hôm nay (15/10/2021), Công ty TNHH Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) tổ chức lễ công bố đưa Chi nhánh Sàn giao dịch nợ đi vào hoạt động chính thức.
Khi những ngân hàng “ung nhọt” được cách ly và xử lý dần dần, khối nợ xấu khổng lồ gần 800.000 tỷ đồng (tương đương hơn 30 tỷ USD) đã được dọn dẹp sau 6 năm tái cơ cấu. Thế nhưng, quá trình xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng đang chậm dần sau 2 năm bước vào giai đoạn II, với những thách thức còn ngổn ngang phía trước.
Hàng loạt tổ chức trong và ngoài nước đã đặt vấn đề mua nợ với Công ty Quản lý tài sản (VAMC), trong đó, 20 tổ chức đã ký thỏa thuận bảo mật thông tin với VAMC. Tuy nhiên, đến thời điểm này, hàng loạt rào cản pháp lý vẫn chưa được xử lý, khiến quá trình bán nợ của VAMC gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM cho biết, với mục tiêu kiểm soát nợ xấu về dưới 3% mà ngành ngân hàng đưa ra từ đầu năm, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã ráo riết xử lý, bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và sẽ sớm cán đích mục tiêu này.