Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
VAMC chính thức đưa vào hoạt động Sàn giao dịch nợ
Thùy Liên - 15/10/2021 17:15
 
Hôm nay (15/10/2021), Công ty TNHH Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) tổ chức lễ công bố đưa Chi nhánh Sàn giao dịch nợ đi vào hoạt động chính thức.

Theo ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch HĐTV VAMC, sàn giao dịch nợ VAMC được thành lập vào thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 khiến cho nhiều hoạt động kinh tế, ngân hàng nói chung bị trì hoãn.

Vì vậy, VAMC muốn biến thách thức thành cơ hội, sớm đưa Sàn giao dịch nợ đi vào hoạt động chính thức để kịp thời thực hiện sứ mệnh hỗ trợ việc mua, bán, cơ cấu nợ cho các tổ chức tín dụng và khách hàng.

.
Nhiệm vụ của Sàn giao dịch nợ là trở thành trung tâm môi giới, tư vấn cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu mua, bán các khoản nợ và tài sản đảm bảo của các khoản nợ.

Nhiệm vụ của Sàn giao dịch nợ là trở thành trung tâm môi giới, tư vấn cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu mua, bán các khoản nợ và tài sản đảm bảo của các khoản nợ. Các giao dịch của Sàn giao dịch nợ phải luôn đảm bảo công khai, minh bạch và khách quan theo đúng quy định của pháp luật. 

Sau hơn 8 năm thành lập và phát triển, VAMC đặt mục tiêu là trung tâm thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ. Mô hình Sàn giao dịch nợ là một công cụ tuy mới mẻ nhưng rất hữu ích trong nền kinh tế thế giới nói chung, cũng như tại Việt Nam nói riêng nhất là trong giai đoạn cả thế giới bị ảnh hưởng sâu rộng bởi đại dịch Covid-19 khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động.

Thông qua việc sử dụng các chức năng tư vấn, môi giới Sàn giao dịch nợ VAMC sẽ hỗ trợ và kết nối người mua và người bán có nhu cầu thật sự để gặp nhau, thương thảo và đi đến hợp tác toàn diện để phục hồi sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Ông Đông cho hay, trong thời gian tới, VAMC sẽ tiếp tục hoạt động theo hướng không vì mục tiêu lợi nhuận với vai trò là công cụ đặc biệt của Nhà nước trong xử lý nợ xấu và đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Theo báo cáo của NHNN, đến cuối tháng 6/2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 1,73%. Tính từ cuối năm 2017 đến 30/6/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 677,0 nghìn tỷ đồng nợ xấu nội bảng, trong đó nợ xấu do các tổ chức tín dụng tự xử lý là 554,6 nghìn tỷ đồng (chiếm 81,92%);  Nợ xấu bán cho VAMC là 110,3 nghìn tỷ đồng (chiếm 16,29%); (iii) Nợ xấu bán cho tổ chức, cá nhân khác là 12,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 1,79%).

Tính riêng từ 30/6/2020 đến 30/6/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 188,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu nội bảng.

Đến cuối tháng 6/2021, tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn thành nợ xấu tăng 2,8% so với cuối năm 2020 và có số dư 384,96 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,66% so với tổng dư nợ cho vay, đầu tư.

Nếu tính thêm các khoản nợ được cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN (đã sửa đổi, bổ sung) có nguy cơ chuyển thành nợ xấu do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 thì tỷ lệ này là 7,21% (cuối năm 2020 là 5,08%). 

Bên cạnh chính thức vận hành Sàn giao dịch nợ VAMC, NHNN cũng đang kiến nghị Quốc hội khẩn trương ban hành luật riêng về xử lý nợ xấu, trên cơ sở kế thừa và bổ sung, sửa đổi Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu.

Theo báo cáo của các TCTD, lũy kế từ 15/08/2017 đến 30/6/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 354,6 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42.

Tính riêng từ thời điểm 30/6/2020 đến thời điểm 30/6/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 55,0 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42.

Tuy vậy, Nghị quyết 42 sắp hết hiệu lực (tháng 8/2022) trong khi nợ xấu có dấu hiệu tăng lên do Covid 19.

VAMC muốn sớm chứng khoán hóa nợ xấu
Ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) cho rằng, Bộ Tài chính quá chậm trễ trong đưa ra khung khổ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư