-
Bất động sản phía Tây Hà Nội “nổi sóng” với quỹ căn hộ cuối cùng trong đại đô thị -
Những giá trị “độc quyền” Princess’s Manor hưởng lợi từ thương hiệu Vinhomes -
Meypearl Harmony - Mảnh ghép hoàn thiện cho bức tranh bất động sản Đảo Ngọc -
King Crown Infinity: Trải nghiệm phong cách sống tinh hoa không giới hạn -
Anara Bình Tiên: 99 biệt thự giới hạn đẳng cấp bên bờ biển Ninh Thuận -
Cát Tường Group nối mạch bền vững bằng dòng sản phẩm Cát Tường An -
Thái Bình trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Khu đô thị mới Kiến Giang
Nằm trong khuôn viên của khu đô thị mới Cầu Giấy và là dự án lá phổi xanh của khu vực, nhưng tình trạng hiện tại của khu đất rộng 40 ha này đang ở mức báo động về ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan.
Công viên Cầu Giấy là dự án xây dựng hồ điều hòa và khu công viên trung tâm, tiếp giáp với mặt đường Phạm Hùng, giao cắt giữa quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm. Nằm ngay giữa thủ đô, nhưng lại là một khoảng đất trống, cỏ dại um tùm nên công viên Cầu Giấy được coi là nơi “lý tưởng” cho những đối tượng trộm cướp, nghiện hút. Điều này khiến người dân đi ngang qua đây vào buổi tối luôn cảm thấy rùng mình vì những mối rủi ro, nguy hiểm có thể ập đến.
Tình trạng chiếm dụng công viên ngày càng nghiêm trọng hơn khi có hàng trăm người dân tự ý đến làm nhà, sống và sinh hoạt tại đây. Tất cả lý lịch của họ đều không rõ ràng nên không có ai có thể đảm bảo về những hành vi của họ.
Đường vào dự án Công viên Cầu Giấy
Theo quan sát của phóng viên, trong công viên Cầu Giấy đang có vài chục ngôi nhà tạm và hàng chục kho chứa đồng nát dọc con đường chạy giữa khu đất. Con đường này khá rộng, hàng ngày có đến cả trăm chuyến xe ra vào chở hàng hóa, vật liệu xây dựng. Lẽ tất nhiên các hộ dân sống ở đây và những hoạt động này đều bất hợp pháp, nhưng không hiểu tại sao cơ quan chức năng trên địa bàn lại "nhắm mắt" để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài và “ngang nhiên” đến vậy.
Đất dự án bị chia cắt thành nhiều mảnh có diện tích khác nhau theo nhu cầu của chủ kinh doanh. Các dịch vụ xuất hiện “nhan nhản” trên phần đất của công viên, với đa dạng loại hình. Biết được đây là đất dự án, nhưng những chủ kinh doanh vẫn đầu tư lớn để xây dựng cơ sở, từ quán bia được trang trí bắt mắt, sang trọng đến sân tennis với hệ thống chiếu sáng hiện đại phục vụ nhu cầu chơi đêm. Và "hoành tráng" hơn cả là trạm trộn bê tông tươi vào loại lớn nhất giữa Thủ đô ngày đêm ầm ầm hoạt động.
Dọc khu đất tiếp giáp với mặt đường Phạm Hùng, biển hiệu quảng cáo chen chúc phô trương với những dòng chữ to và hơn thế còn kèm theo những biển chỉ dẫn đến địa điểm kinh doanh trong lòng công viên. Nhưng nói về tình trạng “xẻ thịt” công viên để chuộc lợi, phải nhắc đến những bến cóc tiếp tay cho xe dù đang ẩn danh dưới hiệu rửa xe nằm ngay trong dự án hồ điều hòa.
Không những thế, môi trường của công viên còn đang bị đe dọa bởi phế liệu xây dựng và chất thải từ các trạm trộn bê tông. Vì ẩn nấp giữa khu đất trống và được bao quanh bởi cỏ dại, nên những trạm trộn bê tông, nghiền đá này hoạt động “chui” và không thực hiện đầy đủ các quy định về môi trường, xử lý chất thải.
Ngay phía trước các trạm trộn bê tông có thể thấy váng xi măng nổi đầy trên mặt nước, nhiều vôi vữa tràn trên nền đất. Tại các cơ sở trộn xi măng này luôn luôn có sẵn hàng chục xe bồn và xe tải sẵn sàng vận chuyển vật liệu đến các khu xây dựng gây mất an ninh trật tự mà các cơ quan chức năng vẫn làm ngơ.
Ngày 30/8, trao đổi với PV Dân trí, ông Dương Cao Thanh- Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy và ông Lê Văn Thư - Bí thư Huyện ủy Từ Liêm đều xác nhận có xảy ra tình trạng lấn chiếm đất công tại công viên Cầu Giấy. Tuy nhiên, thời gian để xử lý tình trạng "xẻ thịt" trên khi nào mới được giải quyết dứt điểm vẫn còn là dấu hỏi lớn! Cũng trong ngày 30/8, trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Chí Công, Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội cho hay: Qua phản ánh của Báo Dân trí, UBND TP. Hà Nội đã nắm bắt được sự việc, cơ quan này sẽ ban hành văn bản yêu cầu UBND quận Cầu Giấy và UBND huyện Từ Liêm giải quyết dứt điểm vấn đề Dân trí đưa tin.
|
Dưới đây là những hình ành Phóng viên ghi lại về tình trạng "xẻ thịt" ở Dự án Công viên Cầu Giấy:
Công viên Cầu Giấy vẫn đang nằm trên giấy, trong khi đó...
Dư luận đề nghị UBND TP. Hà Nội làm rõ ai đã "bảo kê" cho các trạm trộn bê tông khổng lồ này
hoạt động liên tục suốt 5 năm qua tại Công viên Cầu Giấy
Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương - Vũ Thúy
Theo Dân trí
-
Du lịch tăng trưởng đột phá, giá thuê căn hộ ven biển Cửa Lò tăng mạnh -
Đặc quyền tận hưởng chuỗi bộ sưu tập “chuẩn 5 sao” của cư dân The Opus One -
Thừa Thiên Huế: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp sân golf 270 ha -
Khởi công dự án Phố thương mại công viên Glory Downtown tại thành phố Thái Bình -
Cần huy động hơn 6.522 tỷ đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước -
King Crown Infinity - Kiệt tác kiến trúc đương đại nổi bật giữa lòng Thủ Đức -
Khánh Hòa xác định vị trí, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
-
Quảng Nam: “Chuyện lạ” tại Dự án Khu dân cư mới 2A -
Rà soát cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ Cambridge International -
Nam Định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về khai thác cát -
“Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm