Dành gần 900 ha tại KKT Vân Phong làm các khu nghỉ dưỡng
- 28/01/2014 07:00
 
Khu kinh tế Vân Phong dành 880ha làm khu dịch vụ du lịch và đô thị du lịch sinh thái biển.
Khu kinh tế Vân Phong dành 880ha làm khu dịch vụ du lịch và đô thị du lịch sinh thái biển.

Khu kinh tế Vân Phong có tổng diện tích khoảng 150.000 ha, gồm: 70.000 ha đất liền và đảo và 80.000 ha mặt nước, thuộc huyện Vạn Ninh và Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, KKT Vân Phong dành 880ha làm khu dịch vụ du lịch và đô thị du lịch sinh thái biển.

Các khu dịch vụ du lịch và đô thị du lịch sinh thái biển có tổng diện tích đất xây dựng khoảng 880 ha, bao gồm: Các khu du lịch Đông Bắc bán đảo Hòn Gốm và các đảo quy mô khoảng 250ha; Khu đô thị du lịch tại Bãi Cát Thấm quy mô khoảng 220 ha; Khu dịch vụ du lịch Bắc núi Cá Ông quy mô khoảng 28ha; Khu đô thị du lịch tại khu vực Tuần Lễ - Hòn Ngang – Mũi Đá Son quy mô khoảng 322 ha; Khu dịch vụ du lịch tại Đại Lãnh quy mô khoảng 30ha; Khu dịch vụ du lịch tại Đông Bắc Hòn Hèo quy mô khoảng 30ha. Diện tích trên chưa bao gồm đất cây xanh sinh thái và mặt nước.

Đất các khu đô thị đa chức năng có tổng diện tích đất xây dựng khoảng 5.100 ha, bao gồm: Khu vực Vĩnh Yên quy mô khoảng 90ha; Khu vực Nam Tu Bông đến đèo Cổ Mã quy mô khoảng 900 ha; Khu vực Đại Lãnh quy mô khoảng 90ha; Khu vực thị trấn Vạn Giã và vùng phụ cận quy mô khoảng 1.400 ha; Khu vực trung tâm thị xã Ninh Hòa quy mô khoảng 555 ha; Khu vực hai bên QL26B quy mô khoảng 650ha; Khu vực Dốc Lết quy mô khoảng 915ha; Khu vực Đông Bắc Ninh Hòa và Xóm Quán quy mô khoảng 500ha. Diện tích trên chưa bao gồm đất cây xanh sinh thái và mặt nước. Đất giao thông chính kết nối các khu vực xây dựng tập trung là khoảng 445ha.

Khu kinh tế Vân Phong có tính chất là Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lãnh vực. Trong đó: cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế khác.

Không gian Khu kinh tế được định hướng phát triển nhằm khai thác các lợi thế về kinh tế biển, thông qua sự kết nối, đan xen giữa các không gian phát triển cảng, kinh tế công nghiệp, du lịch, đô thị với các không gian bảo tồn, tôn tạo sinh thái ven biển và các không gian sinh thái nông, lâm nghiệp, nhằm đảm bảo sự cân bằng về môi trường, tạo thuận lợi cho các hoạt động cảng và công nghiệp và làm tăng giá trị của các khu đô thị và du lịch.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản