-
Bất động sản phía Tây Hà Nội “nổi sóng” với quỹ căn hộ cuối cùng trong đại đô thị -
Những giá trị “độc quyền” Princess’s Manor hưởng lợi từ thương hiệu Vinhomes -
Meypearl Harmony - Mảnh ghép hoàn thiện cho bức tranh bất động sản Đảo Ngọc -
King Crown Infinity: Trải nghiệm phong cách sống tinh hoa không giới hạn -
Anara Bình Tiên: 99 biệt thự giới hạn đẳng cấp bên bờ biển Ninh Thuận -
Cát Tường Group nối mạch bền vững bằng dòng sản phẩm Cát Tường An -
Thái Bình trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Khu đô thị mới Kiến Giang
Vừa thừa, vừa thiếu nhà ở
Mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM có Tờ trình gửi UBND Thành phố đề xuất điều chỉnh vốn ngân sách phát triển nhà ở xã hội từ khoảng 1.177 tỷ đồng, lên 3.770 tỷ đồng. Bởi theo Kế hoạch Phát triển nhà ở của TP.HCM giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt, thì không có chỉ tiêu nhà ở công vụ, nên cũng không bố trí nguồn vốn ngân sách.
Cũng theo chương trình trên, dự kiến nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước chiếm 5% tổng vốn dự kiến đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, chủ yếu để giải quyết cho các hộ gia đình khó khăn về nhà ở, không thể đi thuê, mua nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư xây dựng.
Trong khi đó, theo Chương trình Phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 - 2030 đã được HĐND Thành phố thông qua, thì chỉ tiêu nhà ở công vụ giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển khoảng 1.400 m2 sàn nhà ở công vụ. Nguồn vốn ngân sách phát triển nhà ở xã hội dự kiến khoảng 3.770 tỷ đồng cho giai đoạn 2021 - 2025 và khoảng 8.640 tỷ đồng cho giai đoạn 2026 - 2030, nhằm đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê, cho thuê mua (bao gồm cả nhà ở xã hội cho công nhân).
Nhà ở xã hội thì thiếu trầm trọng, song trên địa bàn TP.HCM lại đang thừa khoảng 14.000 căn nhà tái định cư tại quận Bình Tân, TP. Thủ Đức (khu vực quận 9 và quận 2 cũ).
- Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM
Trong đó, khu tái định cư Bình Khánh (thuộc quận 2 cũ) là nơi có số lượng nhà tái định cư lớn nhất với 12.500 căn hộ, được xây dựng trên tổng diện tích 38,4 ha. Đặc biệt, để xây dựng khu đô thị này, đã có 10.000 hộ dân phải di dời để lấy mặt bằng.
Thế nhưng, từ khi xây xong đến nay, gần như toàn bộ khu tái định cư không có người ở. Thậm chí, mỗi năm, TP.HCM phải chi hơn 70 tỷ đồng để bảo trì dự án do để “phơi nắng” lâu ngày.
Đáng nói là, cách đó không xa, những căn hộ thương mại do doanh nghiệp tư nhân đầu tư đang rao bán với giá 70 - 100 triệu đồng/m2.
Cũng chịu cảnh tương tự là Khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh), được khởi công từ năm 2008, tổng diện tích lên đến 30,9 ha, gồm 529 nền đất và 45 block chung cư, với tổng cộng 1.939 căn hộ. Tổng vốn đầu tư cho Khu tái định cư Vĩnh Lộc B thời điểm đó lên tới 1.062 tỷ đồng, chưa tính tiền đất… Hiện nay, nơi đây vẫn vắng bóng người.
Tại sao không chuyển đổi?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng các khu nhà tái định cư xây xong mà không có người ở, trong đó phải kể đến sự bất cập trong quy định pháp luật: phải có quỹ nhà tái định cư trước, rồi mới triển khi dự án, nhưng khi xây nhà xong, thì các hộ dân bị giải tỏa lại chọn nhận tiền thay vì nhận nhà…
Từ thực tế trên, nhiều người không khỏi thắc mắc rằng, tại sao những căn hộ, nền đất tái định cư không chuyển sang bán theo hình thức nhà ở xã hội, khi Thành phố đang thiếu nghiêm trọng dự án nhà ở xã hội cho người dân có thu nhập thấp?
Số liệu của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho thấy, chỉ tính trong 17 khu công nghiệp, khu chế xuất của của TP.HCM đã có khoảng 285.000 công nhân, lao động, Trong đó, khoảng 80% công nhân là lao động nhập cư đang phải thuê phòng trọ.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đề xuất chuyển những khu nhà trên sang làm nhà ở xã hội để bán cho những người đang khó khăn về nhà ở. “Việc để hàng chục ngàn căn hộ tái định cư bỏ hoang là có tội với người dân, đặc biệt là dân nghèo”, ông Châu nhấn mạnh.
Trao đổi về vấn đề này, dưới góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, quỹ nhà ở tái định cư hiện hữu là tiền đề rất quan trọng để thành phố triển khai các dự án trọng điểm. Trường hợp không có sẵn nguồn nhà ở, đất ở tái định cư, thì phải mất 2 - 3 năm mới tạo lập được và chi phí rất cao.
Đối với nhu cầu nhà ở xã hội, trong kế hoạch phát triển nhà ở từng giai đoạn, TP.HCM đã khảo sát và đặt mục tiêu phát triển dự án bất động sản bình dân với quy mô căn hộ phù hợp. Cụ thể, theo Kế hoạch Phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025, TP.HCM sẽ có 195 dự án triển khai (148 dự án nhà ở thương mại, 47 dự án nhà ở xã hội); 317 vị trí dự án phát triển nhà ở (283 vị trí dự kiến phát triển nhà ở thương mại, 34 vị trí dự kiến phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân).
Tuy nhiên, từ năm 2021 đến tháng 6/2023, chỉ có 43 dự án nhà ở hoàn thành (42 dự án nhà ở thương mại và 1 dự án nhà ở xã hội), chiếm 22% tổng số dự án nhà ở đang triển khai. Do đó, nguồn cung dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.
-
Không khí lễ hội tràn ngập Flamingo Ibiza Hải Tiến -
TP.HCM: Vành đai 3 thông xe, dự án bất động sản nào hưởng lợi? -
Thành phố giữa miền di sản Flamingo Heritage Tân Trào City ra mắt phân khu 2 mặt tiền đắt giá -
Vốn chảy vào BĐS, nhà đầu tư tìm dự án tốt “xuống tiền” đầu năm -
Đà Nẵng tiếp tục đốc thúc hoàn thành các dự án nhà ở xã hội -
Becamex Tokyu khởi động thị trường căn hộ Bình Dương những ngày đầu năm 2024 -
Gieo lộc đầu năm, nhận nhà như ý tại Vinhomes Golden Avenue
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
-
Quảng Nam: “Chuyện lạ” tại Dự án Khu dân cư mới 2A -
Rà soát cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ Cambridge International -
Nam Định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về khai thác cát -
“Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm