-
Glory Downtown - dự án tâm điểm tại vùng đất đầu tư tiềm năng Thái Bình -
Dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng lớn nhất vùng ĐBSCL khi nào triển khai? -
Soi dự án có vị trí đắc địa bậc nhất ở Hà Nam -
Đà Nẵng: Chuyển động mới tại dự án khu đô thị gần 100 ha có 3 mặt giáp biển -
Đắk Nông: Doanh nghiệp quan tâm đầu tư 3 dự án trọng tâm về đô thị, du lịch -
Cửa ngõ Tây TP.HCM xuất hiện khu công nghiệp sinh thái đầu tiên quy mô 400 ha -
Khai mở cơ hội đầu tư “vàng mười” tại Trung tâm Giao thương Quốc tế mới của Móng Cái
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký ban hành Quyết định 3422/QĐ-UBND ngày 11/10/2022, về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của TP. Thủ Đức.
Theo đó, TP. Thủ Đức có diện tích tự nhiên hơn 21.156 ha, trong đó đất nông nghiệp 3.367 ha, đất phi nông nghiệp 17.619 ha, không có đất chưa sử dụng.
Theo kế hoạch được duyệt, năm nay, TP. Thủ Đức thu hồi 524 ha đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa 205 ha, đất trồng cây lâu năm 240 ha, đất nuôi trồng thủy sản 43 ha… Đất phi nông nghiệp bị thu hồi là 232 ha, gồm cả 110 ha đất ở tại đô thị.
Về chuyển mục đích sử dụng đất, TP. Thủ Đức có 1.020 ha đất nông nghiệp đăng ký chuyển sang đất phi nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa là 315 ha, đất trồng cây lâu năm 454 ha. Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở là 98 ha.
Đến đầu quý IV, TP. Thủ Đức (TP.HCM) mới được duyệt kế hoạch sử dụng đất của năm 2022. Ảnh: Lê Toàn |
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận, huyện quy định chỉ tiêu sử dụng đất theo diện tích đến từng xã, phường, là căn cứ để địa phương thực hiện thủ tục giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng, và thu hồi đất trong năm. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm phải được UBND tỉnh, thành phố phê duyệt trước 31/12 của năm trước đó.
Như vậy, kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của TP. Thủ Đức chậm hơn quy định hơn 10 tháng.
Thực ra, kế hoạch sử dụng đất hàng của TP. Thủ Đức được ban hành chậm trễ không phải là ngoại lệ, mà là tình trạng chung của các quận, huyện trên địa bàn TP. HCM nhiều năm qua.
Chẳng hạn, kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Hóc Môn đến ngày 13/9 mới được ban hành; các địa phương khác như quận 1, quận Bình Tân hay huyện Bình Chánh cũng được ban hành lần lượt vào tháng 4, tháng 6 và tháng 8…
Tại buổi giám sát việc thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã có nghị quyết của HĐND TP.HCM tại Sở Tài nguyên và Môi trường được tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng Ban Đô thị HĐND Thành phố nhận xét kế hoạch sử dụng đất hằng năm tại các quận, huyện năm nào cũng không đúng thời gian. Tồn tại này nhiều năm qua nhưng chưa khắc phục được.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết có 3 khâu dẫn đến việc ban hành kế hoạch sử dụng đất chậm.
Thứ nhất là khâu đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn lập kế hoạch sử dụng đất. Ở khâu này liên quan đến tài chính nhưng nhiều khi đơn vị thực hiện lại không có chuyên môn. Thêm vào đó, sau khi thực hiện chính quyền đô thị, 16 quận và TP. Thủ Đức trở thành đơn vị dự toán thay vì được cấp ngân sách như trước. Do đó, hàng năm quận phải chờ Sở Tài chính giao vốn thì mới có ngân sách để đấu thầu chọn tư vấn.
Ở khâu thứ hai, khi đã chọn được đơn vị tư vấn, nhiều địa phương phải thông qua ban thường vụ hoặc thông qua HĐND vì đối với các địa phương, kế hoạch sử dụng đất hàng năm là cơ sở rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, mặc dù việc chuyển qua ban thường vụ hay qua HĐND không có trong quy trình, thủ tục.
Khâu thứ ba, trong quá trình duyệt các dự án thì một số quận, huyện muốn chờ một số dự án được cấp vốn để đưa vào kế hoạch sử dụng đất. Vì nếu đưa dự án ra khỏi kế hoạch sử dụng đất mà sau đó dự án được ghi vốn thì không có cơ sở để triển khai. Bởi theo quy định của Luật Đất đai, một trong những điều kiện để thực hiện dự án là phải có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm được duyệt.
Để sử dụng đất hiệu quả, ông Thắng cho rằng Thành phố cần được cho cơ chế không lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm. Lý do, đã có kế hoạch sử dụng đất 5 năm được phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất 10 năm thì có quy hoạch xây dựng.
-
Đắk Nông: Doanh nghiệp quan tâm đầu tư 3 dự án trọng tâm về đô thị, du lịch -
Vlasta - Thủy Nguyên: Đa giác thịnh vượng đầy tiềm năng của phố cảng Hải Phòng -
Cửa ngõ Tây TP.HCM xuất hiện khu công nghiệp sinh thái đầu tiên quy mô 400 ha -
Khai mở cơ hội đầu tư “vàng mười” tại Trung tâm Giao thương Quốc tế mới của Móng Cái -
Danh tính nhà đầu tư khu đô thị gần 1.000 tỷ đồng tại Quảng Bình -
Điều chỉnh quy hoạch khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây -
King Crown Infinity - Biểu tượng mới nơi cửa ngõ thành phố Thủ Đức
-
Khởi tố Giám đốc Công ty Dược phẩm NAC về hành vi trốn tránh nghĩa vụ thuế -
Nguy cơ dự án môi trường đô thị 38 triệu USD tại Quảng Bình không thể hoàn thành -
Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 2: Công thức kiếm tiền phi pháp -
Công bố kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ “chuyến bay giải cứu”
- ROX Group là “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” 4 năm liên tiếp
- Nuôi heo Japfa là muốn nuôi tiếp
- Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1 nhân đôi hỗ trợ học sinh các tỉnh thiên tai
- Công trình xanh cao tầng với chiến lược phát triển nhà ở đảm bảo chất lượng không gian sống và lợi ích môi trường
- BASF Việt Nam: 30 năm hợp tác phát triển bền vững bằng giải pháp tiên tiến
- CXP Best Customer Experience Awards 2024: Sẵn sàng khởi động tại Việt Nam