
-
Doanh nghiệp bất động sản quan tâm tới thị trường miền Trung
-
Cung - cầu của thị trường bất động sản sẽ duy trì tín hiệu cải thiện trong quý II/2025
-
Bình Dương với cuộc đua giữa các dự án nhà ở tầm trung
-
Loạt dự án nhà ở xã hội ra hàng trong quý II -
Lý do khiến dự án hơn 6.000 tỷ đồng tại Bình Định sau gần 20 năm vẫn chưa hoàn thành -
Bất động sản Long An hút nhiều dự án lớn -
Đà Nẵng đẩy nhanh thủ tục chấp thuận chủ trương các dự án khu đô thị mới
Thành phố Đà Nẵng vừa thông tin về kết quả triển khai Chương trình phát triển nhà ở Thành phố giai đoạn 2021 - 2025.
Theo UBND Thành phố Đà Nẵng, từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư 4 dự án mới với 3.728 căn, với 437.308 m2 sàn; đã hoàn thành đưa vào sử dụng 1.774 căn, với 96.974 m2 sàn.
Thành phố cũng đang triển khai xây dựng 7 dự án nhà ở xã hội với 5.042 căn; đang thực hiện thủ tục kêu gọi đầu tư 2 dự án với 1.955 căn đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Ngoài ra, giới thiệu quỹ đất để Tổng Liên đoàn Lao động triển khai 1 dự án thiết chế công đoàn và nhà ở với 732 căn. Đồng thời, bổ sung kế hoạch kêu gọi đầu tư 2 đến 3 dự án mới trong năm 2024-2025.
Dự kiến đến cuối năm 2024, Đà Nẵng phấn đấu hoàn thành thêm 3 dự án nhà ở xã hội với 1.880 căn.
Nhiều dự án nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng gặp khó khăn. |
Về nhà ở thương mại, từ năm 2021 đến hết tháng 11/2024, Thành phố Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 19 dự án mới với 12.506 căn. Tuy nhiên, mới hoàn thành đưa vào sử dụng 3.017 căn; đang triển khai 62 dự án với khoảng 48.992 căn.
Nêu những khó khăn, vướng mắc trong chương trình phát triển nhà ở, Đà Nẵng cho biết, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội còn rất chậm.
Từ năm 2021 đến hết tháng 11/2024, mới lựa chọn chủ đầu tư 1 dự án; đang lựa chọn chủ đầu tư 2 dự án. Việc chậm lựa chọn chủ đầu tư dự án gây khó khăn trong vấn đề tạo nguồn cung nhà ở xã hội trong giai đoạn này.
Ngoài ra, thu nhập của đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội chưa đảm bảo điều kiện để mua nhà ở xã hội, nhất là trong và sau đại dịch Covid-19. Ngoài ra, một số dự án nhà ở xã hội gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn dự án, cũng như thu hút đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
Về nhà ở thương mại, theo UBND Thành phố Đà Nẵng nhiều dự án bất động sản trước đây chưa thực hiện đầy đủ thủ tục về chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư nên gặp khó khăn, vướng mắc khi thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư và các thủ tục liên quan.
Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại gặp vướng mắc thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư do không có quyền sử dụng đất ở.
Nhiều dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án. Khó khăn kinh tế sau đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường bất động sản, đặc biệt là nhà ở thương mại.
Đây là các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chậm tiến độ triển khai các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn Đà Nẵng.
-
Dự kiến tháng 6/2025, TP.HCM sẽ đấu giá 3 lô đất tại Thủ Thiêm -
Sau một năm, chung cư từng “đắp chiếu” tăng giá 3 lần -
TP.HCM chưa xử được chủ đầu tư "chây ì" không giao "sổ hồng" cho người mua nhà -
Việt Nam đứng thứ 49 trong bảng xếp hạng minh bạch BĐS; Chưa phát hiện sai phạm trong đấu giá đất Thanh Oai và Hoài Đức -
Doanh nghiệp địa ốc xoay xở cải thiện dòng vốn -
Chưa phát hiện sai phạm trong đấu giá đất Thanh Oai và Hoài Đức -
Cách nhà đầu tư Nhật Bản định hình sản phẩm bất động sản tại Việt Nam
-
Huawei ra mắt 5 giải pháp thúc đẩy chuyển đổi thông minh trong lĩnh vực hàng không
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Coway giành giải thưởng thiết kế Red Dot Design Award 2025 năm thứ 19 liên tiếp
-
CeMAT Đông Nam Á - Hội chợ chuỗi cung ứng và logistics quay trở lại Singapore
-
Dyna ra mắt Agentic AI Suite - Nền tảng AI dành cho doanh nghiệp
-
BDx đạt chứng nhận Trung tâm dữ liệu sẵn sàng cho DGX bởi NVIDIA