
-
Khu Đông Bắc TP.HCM: “Toạ độ vàng” hút dòng tiền đầu tư sau sáp nhập
-
Lễ khởi công phần thân Khải Hoàn Prime: Sẵn sàng bước vào giai đoạn bứt tốc
-
Động thái bất ngờ tại dự án của Phát Đạt tại số 1 Ngô Mây, Quy Nhơn
-
Cả nước đã hỗ trợ xóa 264.522 căn nhà tạm, nhà dột nát -
Sunshine Group livestream bán bất động sản, giảm giá 1 tỷ đồng cho khách hàng, trích 500 triệu đồng/phiên làm thiện nguyện -
Vẫn "bát nháo" trong quản lý vận hành chung cư -
Quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch từ ngày 1/7/2025
![]() |
Khách hàng làm thủ tục công chứng vay vốn tại Ngân hàng BIDV để mua nhà Ảnh: Lê Toàn |
Kỳ vọng thị trường “ấm” trở lại
Sau thời gian dài chờ đợi, Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, nới room năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Động thái mới từ Ngân hàng Nhà nước về room tín dụng là thông tin đáng chú ý với thị trường bất động sản, trong bối cảnh lĩnh vực này đang rất khó khăn về nguồn vốn. Nhiều khách hàng, doanh nghiệp trong trạng thái thấp thỏm chờ giải ngân từ phía ngân hàng như “nắng hạn chờ mưa”.
TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đánh giá: “Không siết quá chặt tín dụng thời điểm này là một quyết định sáng suốt. Duy trì sự ổn định của chính sách tiền tệ là hành xử phù hợp nhất của cơ quan điều hành trong giai đoạn hiện nay”.


Các chuyên gia tới từ Công ty Chứng khoán SSI cũng cho rằng, việc nới room có thể giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn tiền để trả nợ, đáo hạn trái phiếu. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để xoay vòng. Trong khi đó, với nhóm doanh nghiệp lớn còn tài sản đảm bảo để vay ngân hàng sẽ đủ điều kiện phát hành trái phiếu mới cũng như vay trái phiếu quốc tế…
Dưới góc độ là lãnh đạo doanh nghiệp, ông Vũ Kim Giang, Tổng giám đốc Hải Phát Land cho hay, việc nới room tín dụng dù gián tiếp, nhưng cũng sẽ tác động rất tích cực đến dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản và tạo dư địa cho thị trường phục hồi, phát triển.
“Thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ ấm trở lại vào những tháng cuối năm, lúc dòng tín dụng khai thông, doanh nghiệp giải phóng được lượng hàng tồn kho”, ông Giang nhận định.
Vẫn khó tiếp cận
Là người có nhu cầu vay ngân hàng khoảng 1 tỷ đồng để mua nhà, anh Như Quang (quê ở Bình Thuận), hiện đang thuê nhà tại quận Bình Thạnh, TP.HCM cho hay, sau khi biết được thông tin Ngân hàng Nhà nước nới “room” tín dụng, anh đã liên hệ với một ngân hàng thương mại để hỏi vay, nhưng vẫn chưa được chấp thuận.
Theo anh Quang, vợ chồng anh có sẵn 1 tỷ đồng và muốn vay ngân hàng 1 tỷ đồng để mua căn hộ tại quận Gò Vấp. Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng đi làm các giấy tờ thủ tục, thậm chí khi đã có thông tin nới “room” tín dụng cho một số ngân hàng, trong đó có ngân hàng anh đang làm thủ tục vay, nhưng phía ngân hàng thông báo vẫn chưa thể giải ngân.
“Tôi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo yêu cầu từ phía ngân hàng, nhưng đến nay vẫn chưa tiếp cận được khoản vay. Dù đã có thông tin nới room tín dụng, song ngân hàng vẫn yêu cầu tiếp tục chờ đợi”, anh Quang chia sẻ.
Tương tự, chị Trần Thị Thanh (ngụ tại TP. Thủ Đức) cho biết, vợ chồng chị đang mua căn chung cư với giá 2,4 tỷ đồng và đã làm thủ tục vay ngân hàng 60% giá trị căn nhà, tương đương hơn 1,4 tỷ đồng. Trước đó, một số ngân hàng kêu không chấp nhận cho vay vì lý do hết room tín dụng. Mới đây, sau khi có thông tin được nới room tín dụng, chị tiếp tục làm thủ tục vay vốn mua nhà, nhưng vẫn không được vay.
“Phía ngân hàng đưa ra các lý do như chứng minh thu nhập của tôi không đảm bảo, ngân hàng vẫn bị kiểm soát giải ngân hay đã đủ dư nợ tăng trưởng… Tóm lại, người có nhu cầu mua nhà như chúng tôi vẫn không thể vay được tiền”, chị Thanh tâm sự.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về vấn đề này, nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng sẽ có tác động tích cực đến dòng tiền của các doanh nghiệp. Song, khả năng dòng vốn được khơi thông trong ngắn hạn không nhiều. Nguyên nhân chủ yếu do thời gian qua, khối ngân hàng đã dành quá nhiều vốn cho lĩnh vực bất động sản.
“Việc nới room tín dụng hiện nay có thể chỉ là tác động tâm lý giúp thị trường phục hồi đôi chút, nhưng không đóng vai trò giúp thị trường tăng tốc. Vì hạn mức nới room tín dụng thấp, dư địa cho vay còn ít sẽ không đủ đáp ứng hết lượng hồ sơ đăng ký vay tồn đọng, khó vực dậy thị trường đang trầm lắng”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM chia sẻ.
Để khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng, vấn đề quan trọng nhất của các doanh nghiệp địa ốc lúc này là phải đa dạng hóa nguồn vốn. Theo đó, ngoài 3 nguồn huy động chính là tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp và từ người mua nhà, các doanh nghiệp cần linh hoạt huy động từ các kênh khác như phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược, chào bán cổ phần ra công chúng/cổ đông hiện hữu, quỹ đầu tư, quỹ tín thác bất động sản (REIT), thuê tài chính…
“Vốn ngân hàng hiện chiếm khoảng 50% tổng lượng vốn cung ứng cho nền kinh tế, trong đó hơn một nửa là cho vay ngắn hạn. Trong khi, từ nay đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 700.000 đến 1 triệu tỷ đồng vốn trung - dài hạn mỗi năm để đầu tư cho nền kinh tế. Nguồn vốn này chắc chắn phải lấy từ thị trường chứng khoán, thị trường vốn, các quỹ đầu tư”, ông Lực nói.
Cũng theo ông Lực, bên cạnh đa dạng hóa nguồn vốn, doanh nghiệp cũng cần tự hoàn thiện, hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp hơn trong việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, hồ sơ phát hành chứng khoán, thực hiện các cam kết, đồng thời tăng cường quản trị rủi ro bởi trong thời gian tới có thể xuất hiện một số rủi ro về lãi suất, tỷ giá.
-
Thị trường bùng nổ sau sáp nhập: Nhà đầu tư tìm kiếm ‘vàng thật’ giữa lòng Hội An
-
Người trẻ rời phố chật, về đô thị xanh để sống “đúng gu” và đầu tư cho tương lai bền vững
-
Công ty Thuận Việt và Thế kỷ 21 chưa đủ điều kiện khoanh nợ tiền sử dụng đất
-
Khu Đông Hà Nội vươn mình bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ
-
Đà Nẵng: Tin mừng đối với Dự án Khu đô thị xanh Dragon City - Park -
Công thức bảo toàn tài sản và sinh lời bền vững của Vincom Shophouse Diamond Legacy -
Giải mã “cơn sốt” Boutique Gate Bình Minh - Hoàng Hôn - “Siêu bất động sản" mặt đường Trường Sa -
Ecolux City: Tâm điểm mới trong làn sóng đô thị hóa Bình Dương -
Đón đầu công nghiệp bền vững từ cửa ngõ Tây TP.HCM -
Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An -
Điểm sáng căn hộ cao cấp giải “cơn khát” bất động sản Tây Hồ Tây
-
1 Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
2 Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
3 Vẫn "bát nháo" trong quản lý vận hành chung cư
-
4 Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM
-
5 Cộng hưởng sức mạnh để hút vốn FDI
-
Giá trị thương hiệu của Shanghai Electric được định giá ở mức 31,8 tỷ USD
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
Cheng Chung Design khai trương CCD Tokyo
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh