
-
Vingroup khởi công khu đô thị đầu tiên tại Long An
-
Khởi công khối nhà ở xã hội 400 căn tại đô thị mới An Vân Dương, TP. Huế
-
Không gian sống nghỉ dưỡng trọn vẹn và đầy tiện nghi tại tổ hợp Newtown Diamond
-
Giải mã sức hút Him Lam Central Park -
Quận Long Biên sẽ có thêm 4 dự án nhà ở xã hội sau năm 2025 -
Khám phá TTC Plaza Đà Nẵng - Điểm nhấn đầu tư 2025 tại trung tâm thành phố biển -
Xuất hiện cặp hồ bơi vô cực trên tầng 40 dự án cao cấp ven sông
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã quyết định cho phép Công ty CP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEF) chuyển nhượng một phần dự án Vinhomes Cổ Loa cho Công ty CP Thời đại mới T&T.
Theo đó, VEF sẽ chuyển nhượng khoảng 75 ha, bao gồm đất xây dựng nhà cao tầng, nhà thấp tầng, công trình hỗn hợp và đất công cộng có mục đích kinh doanh. Cụ thể, diện tích đất ở chiếm 42,7 ha, trong khi đất công cộng khoảng 32,3 ha. Tổng giá trị chuyển nhượng lên tới 30.360,5 tỷ đồng.
![]() |
Công trường xây dựng dự án Vinhomes Cổ Loa. Ảnh: Thanh Vũ |
Phần dự án được chuyển nhượng nằm trong tổng thể dự án Vinhomes Cổ Loa, đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư vào ngày 26/6/2020.
Siêu dự án phía Bắc Thủ đô của Vinhomes tọa lạc tại các xã Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm, huyện Đông Anh. Tổng diện tích đất là 261,46 ha, dự kiến phục vụ khoảng 37.300 cư dân. Tổng mức đầu tư của dự án lên đến 34.879 tỷ đồng và được đặt mục tiêu hoàn thành vào quý 3/2025.
Về phía Công ty CP Thời đại mới T&T, đây là doanh nghiệp từng nổi tiếng với thương vụ mua lại 4.000 m2 “đất vàng” tại số 22 - 24 Hàng Bài vào năm 2010. Sau nhiều năm “đắp chiếu”, dự án này đã ra mắt thị trường với tên gọi The Grand Hanoi với mức giá lên tới 700 triệu đồng/m2.
Công ty CP Thời đại mới T&T thành lập vào tháng 12/2006, với cổ đông sáng lập là Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh, Công ty CP Kinh doanh và Xây dựng nhà cùng các cá nhân khác.
Đến năm 2016, phần lớn cổ đông sáng lập đã thoái vốn, chỉ còn lại Tân Hoàng Minh nắm giữ. Tuy nhiên, vào năm 2017, Tân Hoàng Minh cũng rút lui khi chuyển nhượng toàn bộ 108,3 triệu cổ phần, tương đương 90,25% vốn điều lệ.
Ngoài Vinhomes Cổ Loa, huyện Đông Anh còn sở hữu một “siêu dự án” khác tại xã Hải Bối và Vĩnh Ngọc có tên gọi là thành phố thông minh, chủ đầu tư là BRG và Sumitomo. Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là 272 ha và số vốn đầu tư lên đến 4,2 tỷ USD.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, huyện Đông Anh đang sở hữu rất nhiều cơ hội để trở thành tâm điểm mới của thị trường bất động sản Thủ đô. Khởi đầu là thông tin lên quận, tiếp theo là sự hiện diện của hàng loạt công trình, dự án lớn như cầu Tứ Liên, trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia, tháp tài chính 108 tầng…
“Các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật đã sẵn sàng để huyện Đông Anh ‘cất cánh’. Tôi tin rằng, thị trường bất động sản ở đây sẽ sớm trở nên sôi động trong thời gian tới”, ông Điệp chia sẻ.
-
Mở bán shophouse Casamia - đích đến 3 đắc lợi độc tôn tại Hội An -
Hạ Long đang hình thành khu đô thị du lịch đẳng cấp khu vực -
Vinhomes quy hoạch lại các dòng sản phẩm bất động sản -
Thăng Long Capital Premium hút khách trước thềm mở bán chính thức -
Casamia - Tiên phong kiến tạo một Hội An mới -
Lô đất vàng tại nhà máy xi măng Lạng Sơn (cũ) đã có chủ -
Dự án Khu dân cư Nam An Hòa (Kiên Giang): Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/3
-
2 Doanh nghiệp du lịch phải hành động nhanh để khai phá thị trường xanh
-
3 TP.HCM sẽ chọn nhà thầu tuyến metro số 2 theo mô hình chìa khóa trao tay
-
4 Khu đô thị "không bóng người ở" tại Nhơn Trạch
-
5 Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 2: Bài toán giảm ma sát hay tăng lực đẩy
-
Cất nóc Tổ hợp giáo dục FPT tại TP. Huế
-
Khám phá chất sống Địa Trung Hải tại phân khu Limassol - Gold Coast Vũng Tàu
-
Huawei tổ chức thành công sự kiện IP GALA
-
GRAND VN chính thức phân phối dự án Kepler Tower HH-02
-
ChangAn thúc đẩy đổi mới và phát triển thương hiệu tại châu Âu
-
TPIsoftware và Ngân hàng Hua Nan hợp tác ra mắt nền tảng ngân hàng số