
-
Có tình trạng lợi dụng hiến đất làm đường để phân lô bán nền tại Tây Ninh
-
Cửa sống hẹp với môi giới bất động sản
-
Hết quý III/2024, TP.HCM phải rà soát xong quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội
-
Bình Định thu tiền sử dụng đất chưa đạt mục tiêu đề ra -
TP.HCM thống kê các dự án nhà ở xã hội không đầy đủ, thiếu thống nhất và không chính xác -
Tổ công tác gỡ vướng của TP.HCM đã giải quyết cho 17 dự án bất động sản -
Doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa chịu cơ cấu lại phân khúc và giá thành sản phẩm
![]() |
Chiều 15/11 Quốc hội họp phiên bế mạc kỳ họp thứ tư. |
Với đa số phiếu thuận, chiều ngày 15/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Theo đó, đối với lĩnh vực xây dựng, Quốc hội yêu cầu tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị, nông thôn, trong đó tập trung nghiên cứu xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Quản lý phát triển đô thị.
Sớm hoàn thành phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch thành phố, quy hoạch chung đô thị của 5 thành phố trực thuộc trung ương, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, nghị quyết nêu rõ.
Yêu cầu tiếp theo là khẩn trương xây dựng và ban hành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các đô thị ven biển, khu đô thị sinh thái ven biển gắn với hình thành các trung tâm kinh tế biển. Nâng cao năng lực quản lý đô thị, sớm có giải pháp khắc phục những bất cập, bảo đảm tính đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các thành phố lớn, đặc biệt là tình trạng ngập úng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, chậm bàn giao hạ tầng các dự án nhà ở, khu đô thị, thiếu trường học, bệnh viện,...
Quản lý chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, đặc biệt là việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch. Đẩy mạnh phân cấp về thiết kế, thẩm định, nghiệm thu các công trình, dự án xây dựng. Hoàn thiện hệ thống dữ liệu, đẩy mạnh số hóa trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, phát triển đô thị, hoạt động xây dựng. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, chuẩn hóa khung năng lực cán bộ quản lý đô thị.
Tại Nghị quyết, yêu cầu của Quốc hội còn là khẩn trương hoàn thiện pháp luật quản lý, điều chỉnh lĩnh vực bất động sản, nhà ở, nhất là dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5.
Đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường bất động sản theo hướng minh bạch, cân bằng; tăng tỷ trọng nhà ở xã hội, nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế. Khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cắt giảm các thủ tục hành chính, nhất là trong khâu thẩm định, cấp phép để thúc đẩy phát triển xây dựng các dự án nhà ở, bất động sản, cải tạo chung cư cũ, đặc biệt là tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đảm bảo chất lượng nhà ở tái định cư, Quốc hội lưu ý sau chất vấn.
"Có chính sách thu hút, tạo nguồn vốn trung, dài hạn cho thị trường bất động sản. Kiểm soát chặt chẽ việc huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán, bảo đảm thị trường bất động sản hoạt động công khai, minh bạch, bền vững và an toàn. Quản lý chặt chẽ, ngăn chặn việc chia tách, “phân lô, bán nền” tại các khu vực thiếu hệ thống hạ tầng hoặc chưa được phép đầu tư", Nghị quyết nêu rõ.
Sau chất vấn, lĩnh vực xây dựng còn nhận được yêu cầu tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, danh mục, tiến độ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản và thị trường bất động sản; có biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động thông suốt, chất lượng, không để xảy ra tình trạng “bong bóng” bất động sản, ngăn chặn đầu cơ, đẩy giá, gây nhiễu loạn thông tin thị trường, trục lợi bất hợp pháp. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhất là vi phạm trong hoạt động giao dịch, huy động vốn kinh doanh bất động sản.
Khẩn trương hoàn thiện chính sách ưu đãi thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhất là nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua. Sớm ban hành và thực hiện hiệu quả Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.
Có giải pháp tích cực triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các dự án cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê, thuê mua theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội. Nâng mức hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng. Chỉ đạo các địa phương rà soát, bổ sung chỉ tiêu phát triển nhà ở, quy hoạch, bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân theo quy định.
Nghị quyết cũng yêu cầu xác định danh mục trụ sở, cơ sở cần phải di dời, lộ trình, biện pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời khỏi nội đô thành phố Hà Nội.
Khẩn trương hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, tiếp cận trình độ khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến. Trong năm 2023, ban hành 12 bộ quy chuẩn và đến năm 2025, công bố đầy đủ 128 tiêu chuẩn cốt lõi theo định hướng mới. Thường xuyên rà soát, bổ sung hệ thống định mức và giá xây dựng, tập trung cho định mức xây dựng chủ yếu, có ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu tư xây dựng, suất vốn đầu tư, đơn giá tổng hợp. Hoàn thiện, đổi mới, số hóa, mã hóa thống nhất hệ thống định mức, đơn giá xây dựng.
Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh tiến độ cấp phép các mỏ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án trọng điểm quốc gia. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng cường sử dụng sáng chế và áp dụng công nghệ mới trong ngành xây dựng. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu xanh, vật liệu mới, vật liệu thay thế (như cát biển, tro xỉ nhà máy nhiệt điện, đất đá thải loại từ hoạt động khai thác khoáng sản…) trong xây dựng công trình. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi gom hàng, găm hàng, “thổi giá” vật liệu xây dựng - Nghị quyết nêu yêu cầu của Quốc hội.
-
Hà Nội: Hàng trăm lô đất sẽ được đấu giá trong tháng 10 và 11/2022 -
Khó khăn bủa vây doanh nghiệp địa ốc -
Mặt bằng bán lẻ tại trung tâm thương mại dần khởi sắc -
Tiềm năng lớn phát triển bất động sản công nghiệp ở miền Trung -
Suất đầu tư bất động sản Fantasy Home: Cơ hội tốt cho nhà đầu tư “tay ngang” -
Bất động sản Đà Nẵng nở rộ dự án căn hộ -
Đừng lo không xác định được giá đất sát giá thị trường
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
-
2 Đề xuất đầu tư 2.000 tỷ đồng mở rộng đoạn cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn
-
3 Gánh nặng trả nợ trái phiếu vẫn đè nặng doanh nghiệp bất động sản năm 2024
-
4 Chọn tư vấn rà soát, đánh giá kết quả quy hoạch Sân bay Đà Nẵng
-
5 Loại nhà đầu tư cá nhân không chuyên khỏi sân chơi trái phiếu
-
Đường dây mua bán trái phép hóa đơn lớn nhất cả nước: “Ông trùm” ăn chia với hàng loạt trung gian
-
Kon Tum tăng cường ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép
-
Quảng Ngãi đề xuất hỗ trợ khẩn cấp 335 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa, lũ
-
Khai trừ ra khỏi Đảng đối với cựu Phó chánh văn phòng Sở Nội vụ Gia Lai
-
Sáng kiến giúp Lọc dầu Dung Quất tăng công suất đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023