
-
TP.HCM sẽ kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng
-
Xi măng đồng loạt tăng giá mạnh
-
Chuẩn bị 7 mỏ vật liệu xây dựng thi công đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc
-
Giảm chi phí vận hành nhờ sử dụng kính tiết kiệm năng lượng -
Xu hướng phát triển vật liệu xanh ở Việt Nam -
LANXESS giới thiệu giải pháp thay thế vật liệu nilon phổ biến -
Sử dụng kính tiết kiệm năng lượng có thật sự tiết kiệm?
Theo số liệu mới nhất vừa được Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) công bố, trong tháng 8/2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 1,982 triệu tấn, giảm 12% so với tháng 7/2022 và giảm 21,6% so với cùng kỳ 2021; tiệu thụ thép các loại đạt 2,15 triệu tấn, tăng 8,13% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ.
Tính chung 8 tháng năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 20,808 triệu tấn, giảm 5,8%; tiêu thụ thép thành phẩm đạt 19,261 triệu tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Về tình hình xuất khẩu, số liệu cập nhật đến tháng 7/2022 cho thấy, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam đạt 613,45 nghìn tấn, giảm 28,67% so với tháng trước và giảm 46,08% so với cùng kì năm 2021. Trị giá xuất khẩu đạt 644,7 triệu USD, giảm 29,39% so với tháng 6/2022 và giảm 39,86% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 5,41 triệu tấn thép giảm 22,57% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 5,63 tỷ USD ngang mức cùng kỳ năm 2021.
Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu sắt thép 8 tháng gần 6 triệu tấn, trị giá gần 6,1 tỷ USD, giảm 29,4% về lượng và giảm 13,2% về trị giá so với cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là: khu vực ASEAN (40,39%), Khu vực EU (17,78%), Hoa Kỳ (8,29%), Hàn Quốc (6,13%) và Hồng Kông (Trung Quốc) (4,37%).
![]() |
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu thép thành phẩm vào Việt Nam vẫn tăng mạnh về trị giá, trong tháng 7/2022 đạt 909 triệu tấn với kim ngạch 1,03 tỷ USD, giảm 26,86% về lượng và giảm 25,43% về trị giá so với tháng trước,và giảm 2,45% về lượng nhưng tăng 2,53% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021;
Tính chung 8 tháng năm 2022, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 8,2 triệu tấn, trị giá 8,923 tỷ USD, giảm 7,8% về lượng nhưng tăng 15% về trị giá so với cùng kỳ.
![]() |
Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam bao gồm: Trung Quốc (46,14%), Nhật Bản (15,52%), Hàn Quốc (10,72%), Đài Loan (9,28%) và Ấn Độ (7,08%).
Năm 2021, sản xuất thép thô đạt 23 triệu tấn, tăng 16% so với năm 2021. Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 33 triệu tấn, tăng 19% và bán hàng thép thành phẩm các loại đạt 29 triệu tấn, tăng 16%.
Xuất khẩu đạt hơn 14 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm với hơn 12,7 tỷ USD, tăng 124,3% so với năm 2020, đưa ngành hàng này gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu trên 10 tỷ USD.
Không chỉ lập đỉnh với 14 triệu tấn xuất khẩu và gia nhập câu lạc bộ ngành hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, ngành thép còn chuyển hướng để điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng có lợi hơn cho ngành.

-
Bình Định có nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị và du lịch An Quang -
17 dự án bất động sản lớn ở Quảng Ngãi sẽ tổ chức đấu giá trong năm 2023 -
Nhập hộ khẩu tại “siêu quần thể đô thị biển” 1.200 ha, cư dân nhận quà tân gia tiền tỷ -
Quảng Nam chỉ đạo khẩn trương thực hiện dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân -
Quảng Nam: Tranh chấp tại các dự án Bách Đạt An, các bên thiếu thiện chí giải quyết -
"Happy Tết" diệu kỳ trên đường hoa Home Hanoi Xuan 2023 -
Cơ hội chọn nhà chuẩn khách sạn 5 sao tại Pavilion Premium
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm