-
Huyện Thanh Trì (Hà Nội) có thêm hai khu đô thị mới vào năm 2028 và 2029 -
Chuyên gia OneHousing: Vay mua nhà tạo thói quen tích lũy bắt buộc với người làm công ăn lương -
Gõ cửa những kỳ tích mang trái tim "Make in Vietnam" -
[Tết đoàn viên] Các CEO bất động sản đón Tết tại Việt Nam như thế nào? -
Người nhập cư với nỗi niềm mái ấm cuối năm -
Đủ kiểu tranh chấp chung cư -
Phát sốt với thông báo được nhận... nhà
1.
Giờ, chị Thanh Hà, hiện đang sống tại Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM đã êm ấm hạnh phúc với gia đình bé nhỏ của mình. Chị lấy anh Thăng, người đàn ông một thời đeo đuổi mà chị không đồng ý. Duyên số giờ lại gắn họ với nhau, chỉ bởi chị Hà quá sợ hãi… cơn níu tình của người yêu cũ.
Mười năm trước, chị Hà quen anh Sanh - một dân chơi chứng khoán chuyên nghiệp và cũng được nhiều người biết tới bởi vài tài lẻ. Chị Hà là con gái của một gia đình giàu có tại Sài Gòn. Các căn nhà mặt tiền của ba má chị được cho thuê với giá cao ngất ngưởng. Chị Hà sống trong cảnh nhung lụa và êm ấm, cho tới khi gặp anh Sanh.
Anh Sanh là người đàn ông đã trải qua một đời vợ. Để xây dựng hạnh phúc mới, anh chị Sanh - Hà thuê nhà sống chung, coi như giai đoạn tìm hiểu. Thu nhập của anh Sanh bấp bênh, khi có kha khá, nhưng cũng có khi phải cân đo tiền bạc rất kỹ. Nhà cửa lại chưa có, riêng tiền thuê nhà cũng đã bằng lương cả tháng của một người lao động bình thường, nên cuộc sống chung bắt đầu xáo trộn. Dù vậy, chị Hà vì yêu anh Sanh nên chấp nhận tất cả.
Toàn bộ đồ dùng trong gia đình của 2 người được chị gái chị Hà lo lắng sắm sửa. Phía nhà chị Hà cũng tặng cho cặp đôi ít vốn liếng để mở cửa hàng sách và văn phòng phẩm. Tưởng như hạnh phúc của họ bắt đầu vào thế ổn định để dẫn tới một đám cưới gần nhất.
Chuyện thay đổi bắt đầu từ khi chị Hà phát hiện ra mình mang bầu. Vì yêu anh Sanh, chị rất thích sinh em bé. Nhưng anh Sanh thì lại nói chưa sẵn sàng cho một cuộc hôn nhân có ràng buộc sau lần đổ vỡ đầu tiên. Những tranh cãi ngày càng gay gắt, không thể nào hàn gắn. Vậy là chị Hà quyết định bỏ thai và bỏ luôn cả người đàn ông vô trách nhiệm này.
Các bạn bè chơi cùng mỗi người phụ một tay để chuyển đồ đạc của chị về nhà má. Sự dứt khoát của chị Hà khiến anh Sanh chới với. Anh chọn “giải pháp” níu tình với hình thức lỳ đòn nhất mà chẳng ai có thể hình dung được.
Việc đầu tiên là anh bám theo chị Hà mỗi khi chị chạy xe ngoài đường. Sự “kiên nhẫn” này khiến chị Hà chết khiếp vì có lần chị Hà tới chùa để cầu an thì anh Sanh đã chặn đường không cho chị ra về. Được sự giúp đỡ của mọi người, chị Hà leo được lên xe taxi, hối hả giục mọi người ở nhà mở cổng sẵn để xe chạy thẳng vào sân. Trong suốt chặng đường đi, bác tài hốt hoảng khi có một ông “khùng” cứ bám sát theo xe, khiến nhiều lúc bác phải lạng tới lui vẹo cả xương sống.
Một thời gian dài sống trong khủng hoảng tinh thần như vậy, thì chuyện lớn xảy ra. Chị Hà chạy xe đã bị anh Sanh tông vô chân trên đường Điện Biên Phủ. Không còn cách nào khác, chị Hà đành phải báo công an. Từ ngày đó không thấy người đàn ông níu tình theo cách dễ sợ ấy xuất hiện nữa.
Mới đây, tôi thấy đột nhiên anh vô tin nhắn trên Facebook để hỏi coi trang nhà của Hà ở đâu mà kiếm chưa thấy. Khổ ghê, người ta giờ yên ổn chồng con, anh giờ cũng đầm ấm vợ con rồi, sao cứ khuấy lên làm gì!
2.
Ca sĩ Tuấn Ngọc, người trình bày rất thành công ca khúc "Bay đi cánh chim biển" của nhạc sĩ Đức Huy, đã từng nói: “Ca từ bài hát càng nghe càng thấm. Khi người phụ nữ muốn ra đi, thì chẳng điều gì có thể cản lại nổi. Bay đi cánh chim biển hiền lành/Chẳng còn giấc mơ nào để giữ đôi chân em/Chẳng còn tiếng nói nào để trách cứ em/ Khi mặt trời đậu trên đôi cánh vỗ…”
Trong sự ví von của người nhạc sĩ tài hoa, hình ảnh “mặt trời đậu trên đôi cánh vỗ” quả là đẹp một cách bi thương. Người phụ nữ chân yếu tay mềm, bỗng chốc trở nên rắn rỏi. Sự nồng nhiệt muộn màng cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa!
Người ta thường níu tình trong 2 trạng thái. Trạng thái thứ nhất: Còn rất yêu đối phương nhưng bình thường thì ít bộc lộ hoặc hờ hững bởi thời gian đã mài mòn tình cảm trở thành quen thuộc và chai sạn. Tới khi người kia công bố: Em/anh sẽ ra đi thì mới hốt hoảng thể hiện sự thương yêu. Trạng thái thứ hai: đã hết yêu nhưng sở hữu tính thì còn cao vời vợi. Nếu “ta” không “ăn” được thì người khác cũng đừng hòng! Bởi vậy, đã có nhiều trường hợp vì níu kéo người yêu không được mà sẵn sàng giết chết người yêu để thoả mãn tính sở hữu biến thái của mình.
Sự chiếm hữu trong tình cảm rất cần. Khi yêu, cơ thể tiết ra một chất có tên gọi là endorphine khiến người ta có cảm giác lâng lâng, muốn gần gũi người mình yêu quý. Cũng chính chất này khiến người đang yêu khó có thể giấu đi tình cảm của mình. Nhưng nếu vì lý do nào đó, đối phương từ chối hoặc ngưng lại, thì chất này bị ngắt đột ngột dẫn đến trạng thái thất tình không kiểm soát. Từ trạng thái này, mà nhiều sự việc khóc cười đã xảy ra.
Níu giữ nhau ở lại là chuyện chẳng đặng đừng. Tốt nhất, ai muốn đi, thì cứ đi, cho khỏe!
-
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra, rà soát việc liên tục mua đi, bán lại bất động sản có yếu tố thổi giá -
Đầu tư bất động sản có dễ thành công hơn đầu tư chứng khoán -
Doanh nghiệp địa ốc “tìm nhau” để phát triển dự án -
Dự cảm không lành về bất động sản vùng ven Hà Nội -
"Bắt sóng" chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp -
Việt Nam là thị trường cốt lõi của CapitaLand Development -
TP.HCM: Bỏ điều kiện về quy hoạch trong dự thảo quy định tách thửa
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3