Động lực từ tăng trưởng của nền kinh tế, kết quả đàm phán thương mại cũng như kỳ vọng nâng hạng thị trường... sẽ là những yếu tố thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục đà tăng trong nửa cuối năm 2025.
Khối ngoại đã mua ròng 3 phiên liên tiếp, với hoạt động giải ngân tập trung vào một số cổ phiếu như FPT, ACB... Đây cũng là những cổ phiếu đóng góp nhiều điểm tăng nhất cho chỉ số chung.
Ông Nguyễn Xuân Thiện - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xuân Thiện dự kiến chi 500 tỷ đồng để mua vào cổ phiếu của Công ty chứng khoán Sen Vàng trong đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ.
Theo báo cáo của IMARC Group, quy mô thị trường Fintech Việt Nam đã đạt khoảng 16,9 tỷ USD vào cuối năm 2024 và được dự báo sẽ tăng lên 62,7 tỷ USD vào năm 2033, với tốc độ tăng trưởng trung bình 14,2%/năm.
Việc siết tỷ lệ đòn bẩy của doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ từ ngày 1/7/2025 vừa là chốt chặn quan trọng bảo vệ nhà đầu tư, vừa là động lực để doanh nghiệp tái cơ cấu tài chính.
Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã NTC) nộp hồ sơ chuyển sàn toàn bộ gần 24 triệu cổ phiếu trong bối cảnh khó khăn của thị trường chứng khoán nói chung và ngành bất động sản công nghiệp nói riêng.
Phản ánh góc nhìn lạc quan hơn về triển vọng đàm phán thuế, Vndirect Research mới đây còn điều chỉnh nâng dự báo VN-Index cuối năm 2025 lên 1.450 điểm, từ mức1.400 điểm trước đây.
Việc chính sách tài khóa đang được thực hiện đồng bộ, hiệu quả với chính sách tiền tệ đã, đang và sẽ góp phần quan trọng tạo “trụ cột” dẫn dắt tăng trưởng kinh tế.
CTCP Cơ điện lạnh Searee, đơn vị thành viên của hệ sinh thái Searefico (mã chứng khoán SRF), đã tiến hành ký kết nhằm thu hút vốn đầu tư chiến lược, tái vận hành nhà máy sản xuất cơ khí.