
-
Cả nước có 9 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát
-
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam chưa hết khó
-
Những “tay chơi” mới nổi trên thị trường địa ốc
-
Điểm danh những dự án nhà ở xã hội tại nội thành Hà Nội -
Hà Nội mở bán 308 căn nhà ở xã hội gần Vinhomes Riverside, giá chỉ 16 triệu đồng/m2 -
Bất động sản Bình Dương sắp có đợt biến động giá mới -
Bất động sản công nghiệp giữ thăng bằng giữa bão thuế quan
Covid-19 tạo cơ hội cho Soho
Công ty nghiên cứu thị trường JLL vừa công bố báo cáo cho biết, xu hướng căn hộ Soho (Small office, home office - mô hình nhà ở kết hợp văn phòng) đang tăng mạnh tại thị trường châu Á và có thể lan sang Việt Nam trong thời gian tới.
Bà Trang Bùi, Giám đốc cấp cao thị trường Việt Nam của JLL cho biết, đại dịch Covid-19 mang đến nhiều khó khăn nhưng đồng thời cũng mở ra xu hướng làm việc tại nhà, thúc đẩy mô hình căn hộ kết hợp văn phòng ngày càng phổ biến tại Việt Nam.
Bà Trang cho biết, tại một số thành phố sôi động của châu Á, mô hình căn hộ Soho được phát triển ở những khu vực trung tâm hoặc gần trung tâm thành phố, giao thông thuận tiện, an ninh cao, khách hàng dễ tiếp cận các nhà hàng, trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, quán bar, nhà hàng… trong bán kính 3km. Mô hình căn hộ - văn phòng đang thu hút giới trẻ thành thị và nhóm người làm nghề tự do tại các thành phố lớn.
Có rất nhiều lý do để các công ty áp dụng mô hình làm việc này.
Thứ nhất, các công ty khởi nghiệp đi vào quỹ đạo lựa chọn làm việc dài hạn tại nhà, cùng với tỷ lệ lao động tự kinh doanh và những người làm việc trong nền kinh tế hợp đồng ngắn hạn, chẳng hạn như CNTT, thiết kế, phim ảnh, dịch thuật ... Đây là một nhóm khách hàng tiềm năng với hiệu quả sử dụng nhà ở làm văn phòng rất cao.
Thứ hai, nhiều tập đoàn lớn cũng cho biết sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch dài hạn làm việc tại nhà cho nhiều nhóm nhân viên không cần sự tương tác lớn tại văn phòng. Các doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư vào các nền tảng công nghệ để mang đến cho mọi người nhiều hơn bao giờ hết sự tương tác và kết nối thông qua video và tin nhắn như Microsoft Teams, Skype for Business hoặc Zoom.
Giới trẻ châu Á đón nhận tích cực
Soho là căn hộ được bố trí trần cao với gác xép dành cho cuộc sống tối giản, khu vực bên dưới là nơi làm việc hiện đại, phục vụ nhu cầu làm việc tại nhà của khách hàng trẻ, thuộc thế hệ millennials (chỉ những người sinh từ năm 1980 đến năm 1996).
![]() |
Mô hình căn hộ - văn phòng đang thu hút giới trẻ thành thị và nhóm người làm nghề tự do tại các thành phố lớn (Ảnh minh họa). |
Theo Chanelnewsasia.com, tại Singapore, nhiều công ty và người lao động đã làm việc tại nhà trong suốt thời gian có yêu cầu đóng cửa những nơi làm việc không thiết yếu.
Roddy Allan, giám đốc nghiên cứu của JLL Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Đại dịch này đã thúc đẩy sự thay đổi nhận thức trong các nhà tuyển dụng. Một số văn phòng đã chấp nhận làm việc từ xa".
Danh sách ngày càng tăng của các công ty lớn, chẳng hạn như Facebook, Google, Twitter, Mastercard và Shopify, hiện đang lên kế hoạch chuyển đổi lâu dài sang làm việc từ xa ngay cả sau dịch Covid-19 được kiểm soát, các thành phố cho phép hoạt động bình thường trở lại. Thậm chí, Twitter đã khuyến khích nhân viên của mình làm việc tại nhà lâu dài nếu họ muốn; còn Giám đốc điều hành của Shopify thì dự báo, xu hướng “tập trung vào văn phòng đã chấm dứt”.
Một nghiên cứu của EngageRocket, Viện Nhân sự Chuyên gia và Viện Nhân sự Singapore cho thấy, cứ 10 nhân viên ở đây thì có 8 người muốn tiếp tục làm việc tại nhà sau khi hết yêu cầu giãn cách. Còn theo một cuộc khảo sát khác gần đây của công ty nghiên cứu Forrester, 46% trong số những người được Forrester thăm dò ý kiến vào cuối tháng 4 cho biết họ thích làm việc từ xa (và tắt micro), nhưng đã giảm so với tỷ lệ 60% trong một cuộc khảo sát thực hiện cách đây một tháng. Dù vậy, nhiều người cho biết, họ cần phải làm việc (tại nhà), không thể chờ đợi để quay lại văn phòng (tỷ lệ tăng từ 34% ở khảo sát trước đó, lên 50%).
Các chuyên gia cho rằng, khi các công ty cố gắng cân bằng giữa việc đảm bảo sức khỏe và năng suất làm việc trong bối cảnh đại dịch, thì không có lựa chọn nào khác là phải thích ứng, và từ đó hình thành một mô hình “lai”. Nếu không, các công ty có thể chọn mô hình “core-and-flex”, trong đó nhóm chính đến văn phòng thường trực và các nhóm khác làm việc từ xa. Họ chỉ gặp nhau khi cần thiết.
Với xu hướng đó, khi đại dịch COVID-19 qua đi, chúng ta có thể thấy một số công ty giảm bớt phụ thuộc vào không gian làm việc chung, thay vào đó là thuê các không gian linh hoạt hơn. Và mô hình kết hợp nhà ở và văn phòng có tiềm năng phát triển thành xu hướng mạnh mẽ trong tương lai khi các yêu cầu công việc ngày càng linh hoạt hơn trong thời đại 4.0
Qua thực tế triển khai, một số người đã thừa nhận rằng, làm việc tại nhà không có nghĩa là thời gian nghỉ nhiều hơn, hoặc làm ít công việc hơn. Nhưng điều này, phụ thuộc nhiều vào ý thức làm việc của mỗi người.
Những khoảng trống Soho chưa thể lấp
Cô Yao (Singapore) là một người sớm ủng hộ chủ trương làm việc tại nhà. Nhưng cô cũng nhận thức rõ rằng, không phải tất cả các công việc đều có thể được thực hiện tại nhà, như công việc của ngành như bán lẻ, dịch vụ thực phẩm và vận tải. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cũng sẽ khó chấp nhận việc từ xa, với nhiều lý do, từ thiếu cơ sở hạ tầng đến tính chất đa dạng, một người phải làm nhiều công việc của những doanh nghiệp này. Ví dụ, một kế toán viên trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ điển hình cũng có thể giám sát các cơ sở quản lý mà chỉ có thể được thực hiện tại chỗ.
Bà Yao cho biết: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có sự phân hóa sâu về vị trí công việc, và nhiều trường hợp được vận hành trên cơ sở quan hệ gia đình. Văn hóa của những doanh nghiệp này phù hợp với sự tương tác trực tiếp hơn. Đó là những yếu tố ảnh hưởng nhất định đến quyết định có chuyển đổi sang làm việc từ xa hay không”, cô Yao đánh giá.
Trong khi đó, JLL Việt Nam đánh giá, căn hộ kết hợp văn phòng làm việc nhắm đến phân khúc người dùng trẻ có thể tiếp tục tăng trong bối cảnh thế giới chưa thể nói chắc dịch bệnh Covid-19 sẽ được kiểm soát khi nào.
Nhưng về lâu dài, các công ty và nhân viên có thể thích quay lại văn phòng hơn, bởi nhu cầu giao tiếp, tương tác trực tiếp của con người là không thể thay thế.
“Mặc dù đại dịch đã thay đổi nhận thức về hiệu quả của làm việc từ xa, nhưng nó không dành cho tất cả mọi người. Làm việc tại nhà đã có tác dụng rất lớn trong thời kỳ đại dịch, bởi nó phù hợp với bối cảnh lúc này, và bởi người ta không thể không làm việc. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó đưa ra một giải pháp lâu dài, bền vững và tối ưu cho tất cả các doanh nghiệp", chuyên gia của JLL phân tích.
-
The Emerald Mỹ Đình: Tạo dựng niềm tin bằng cái tâm của người kiến tạo -
Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ Vành đai 3,5 -
ThaiGroup "nhảy" vào nhiều dự án tại hạ lưu sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) -
Người Hà Nội “sốt sình sịch” với căn hộ 3 phòng ngủ chỉ thanh toán 900 triệu đồng cho đến khi nhận nhà -
Đằng sau dự án bất động sản đầu tiên của Nam Tiến Lào Cai tại Nha Trang -
Mở rộng đường Vũ Trọng Phụng, gỡ tắc một loạt dự án chung cư -
Biệt thự song lập nội thành hút khách – tại sao?
-
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai
-
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 2: Câu hỏi từ những thông tin được công bố
-
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto
-
SERES ra mắt hệ sinh thái An toàn thông minh tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025
-
Chery LEPAS ra mắt toàn cầu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Midea trở thành Đối tác Toàn cầu của các giải đấu cấp câu lạc bộ do AFC tổ chức