
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động
-
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới?
-
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư -
Tránh xung đột lợi ích trong mô hình bất động sản “livehouse” -
Khu Đông Bắc TP.HCM: “Toạ độ vàng” hút dòng tiền đầu tư sau sáp nhập
![]() |
Chỉ các sàn giao dịch thực sự chuyên nghiệp mới có thể tồn tại - Ảnh: Hoài Nam |
Cho nhân viên nghỉ hàng loạt
Năm 2014, khi còn làm đại diện phân phối của nhiều dự án bất động sản, Sàn giao dịch Nhà đất 24h đã tuyển dụng rất nhiều nhân sự kinh doanh, với mức lương và hoa hồng lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Thế nhưng, từ cuối quý I/2015, khi phần lớn sản phẩm độc quyền phân phối đã bán hết, sàn giao dịch này cũng phải cho nghỉ việc hàng loạt nhân sự. Thậm chí, nhiều nhân viên kinh doanh còn làm việc tại sàn hiện nay cũng không có lương, mà chỉ nhận hoa hồng bán hàng.
Lý giải việc doanh nghiệp phải co cụm hoạt động kinh doanh, ông Lê Ngọc Quỳnh, Giám đốc Sàn Nhà đất 24h cho rằng, doanh nghiệp này đang chờ đợi các động thái thị trường diễn biến thế nào, khi quy định không bắt buộc giao dịch bất động sản phải qua sàn đang chuẩn bị có hiệu lực, mới quay lại thị trường. Thời gian này, thay vì làm dịch vụ bán hàng, doanh nghiệp này trở thành một đơn vị đầu tư, tham gia đầu tư tại các dự án có khả năng sinh lời rồi bán lại chính sản phẩm của đơn vị mình.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại Mỹ Đình cũng cho biết, từ đầu năm 2015, hoạt động của sàn không có nhiều. Đội ngũ nhân viên kinh doanh lên đến gần 50 người cũng đã được công ty cho nghỉ việc gần hết.
Theo vị đại diện này, mặc dù lượng giao dịch trên thị trường hiện nay lớn hơn những năm trước, nhưng cạnh tranh độc quyền phân phối giữa các đơn vị môi giới rất khốc liệt. Việc có được nguồn hàng tốt và khả năng bán được hàng chủ yếu tập trung vào các đơn vị phân phối mạnh trên thị trường. Những sàn nhỏ muốn tồn tại chỉ “ăn theo” hoặc làm các dịch vụ khác.
Không chỉ có các sàn nói trên, từ thông tin trao đổi với những người trong nghề, được biết hiện rất nhiều đơn vị sàn môi giới đang “nín thở” chờ diễn biến thị trường sẽ ra sao khi quy định không bắt buộc giao dịch địa ốc phải qua sàn được thực thi, để tính chuyện quay lại thị trường hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh, thậm chí là giải thể cả doanh nghiệp.
Khách hàng gặp khó vì không qua sàn?
Theo ông Lại Văn Tư, Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản Phúc Hà, quy định không bắt buộc giao dịch qua sàn chắc chắn sẽ thúc đẩy quá trình giải thể của các sàn giao dịch yếu kém nhanh hơn, nhất là với các sàn giao dịch do chủ đầu tư thành lập nhằm hợp thức hóa giao dịch qua sàn.
Chẳng hạn, trước đây, hầu như chủ đầu tư nào cũng thành lập sàn để hợp thức hóa chuyện mua bán qua sàn. Tuy nhiên, nhiều sàn được chủ đầu tư thành lập hoạt động kém hiệu quả, do đó, để bán hàng, chủ đầu tư vẫn phải tìm đến các đơn vị dịch vụ. Việc không bắt buộc giao dịch phải qua sàn, vì thế sẽ khiến các sàn do chủ đầu tư thành lập hoạt động không hiệu quả phải giải thể hoặc sáp nhập vào đơn vị khác.
Cũng theo ông Tư, việc quy định không bắt buộc giao dịch địa ốc phải qua sàn có thể giúp cởi trói cho thị trường hoạt động theo đúng quy luật. Thế nhưng, các khách hàng bước đầu sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm tra thủ tục pháp lý sản phẩm mình muốn mua. Bởi trước đó, việc kiểm tra tính pháp lý của sản phẩm và dự án, hầu hết đều do các sàn thực hiện.
Trong khi đó, ông Vũ Kim Giang, Giám đốc Sàn giao dịch Hải Phát của chủ đầu tư CTCP Đầu tư Hải Phát lại cho rằng, hiện các khách hàng đã phổ biến tâm lý mua bất động sản qua sàn. Nhiều chủ đầu tư cũng đặt niềm tin vào việc bán hàng qua sàn nên sàn giao dịch vẫn có đất sống, tính minh bạch của thị trường vẫn được đảm bảo.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, một số đại diện môi giới khác lo ngại việc không quy định giao dịch qua sàn, một số chủ đầu tư sẽ dễ dàng nhập nhèm đưa ra thị trường những sản phẩm chưa đủ điều kiện bán hàng hoặc thiếu các thủ tục pháp lý, khiến tranh chấp có thể lại bùng phát.
Lo ngại này không phải không có cơ sở, khi thị trường bất động sản vừa nóng trở lại, việc bán hàng khi dự án chưa đủ hạ tầng, chưa xong móng, thậm chí, việc bán “nhà trên giấy” cũng đã xuất hiện trở lại trên thị trường Hà Nội.
-
Sáng gặp đối tác Hà Nội, tối lên đảo uống trà: Cuộc sống đầy quyến rũ của người giàu trên đảo hoàng gia -
Doanh nghiệp địa ốc căng mình tìm vốn -
Nghệ An phê duyệt Khu đô thị gần 700 ha tại Diễn Châu -
Industrial Centre Yen Phong 2C lọt Top 10 dự án bất động sản khu công nghiệp tiềm năng nhất năm 2024 -
Vaquarius - Tâm điểm giao thương sầm uất bậc nhất Văn Giang -
Bình Định thêm căn hộ thương mại tại Dự án Nhà ở xã hội Hàng Hải Bình Định -
Đề nghị tập trung giải quyết kiến nghị về các dự án của Công ty Bách Đạt An
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
2 Thuế nhập khẩu ô tô lớn từ Mỹ về 0%, giá xe biến động ra sao
-
3 Sơn Hải đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Bắc Nam, đoạn Quảng Ngãi - Dầu Giây
-
4 Chung cư, đất nền đạt đỉnh, nhà đầu tư chùn tay
-
5 Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”