-
Soi giá chung cư đang mở bán tại các tỉnh phía Nam -
HĐND TP.HCM chốt tỷ lệ tính giá thuê đất, đất thương mại dịch vụ tăng 18% - 53% -
Thủ tướng đôn đốc triển khai các dự án nhà ở xã hội -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Đã gỡ vướng dứt điểm 8 dự án bất động sản -
Đô thị công nghiệp - mô hình bền vững, xu thế phát triển của các thủ phủ kinh tế -
Giá căn hộ Hà Nội vẫn khó giảm -
Liên Chiểu vươn mình thành “quận kinh tế” mới của Đà Nẵng, đón chuỗi dự án nâng tầm vị thế
Bất động sản Đà Nẵng tăng sức nóng. |
Dòng tiền quay trở lại
Trái ngược với tình cảnh gần 10 tháng đầu năm, kể từ đầu tháng 11 đến nay, dòng tiền bắt đầu chảy trở lại trên thị trường bất động sản Đà Nẵng. Trong đó, phân khúc nhận được sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư trong giai đoạn này chính là đất nền dự án hoặc nhà và đất lẻ trong khu dân cư.
Đối với đất nền dự án, các khu vực Nam Hòa Xuân, Khu đô thị Golden Hills, FPT City Đà Nẵng vẫn là nơi được các nhà đầu tư lựa chọn để rót tiền.
Ông Võ Trọng Phụng, Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Bold Land cho biết, từ giữa tháng 11 đến nay, giao dịch tại khu FPT City Đà Nẵng (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) đã có sự tăng lên rõ rệt với số lượng 3-5 giao dịch mỗi ngày, thậm chí có những ngày trên 10 giao dịch.
“Giao dịch tăng lên, nhưng mức giá không bị đẩy lên cao, tầm 25-30 triệu đồng/m2. Mặc dù chưa thể so với thời điểm trước đây khi mỗi ngày có hàng chục lượt giao dịch, nhưng việc xuất hiện giao dịch trở lại trong thời điểm này cũng mang nhiều tín hiệu tích cực với thị trường”, ông Phụng nói.
Cũng theo ông Phụng, bên cạnh các sản phẩm đất nền, hiện nay chủ đầu tư Dự án FPT City đang ra hàng dự án chung cư FPT Plaza 2, với mức giá 25 triệu đồng/m2 và được khách hàng quan tâm khá nhiều.
Nằm gần trung tâm hơn so với FPT City, khu vực Nam Hòa Xuân - phân khu mới của khu đô thị sinh thái Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ) cũng có lượng giao dịch mỗi ngày khá lớn.
Ông Phan Minh Thắng, Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Địa ốc S-Germi cho biết, lượng giao dịch tại khu vực Nam Hòa Xuân đạt 30-50 lô mỗi ngày, trong khi trước đó hơn nửa năm thì giao dịch gần như không có.
Cũng theo ông Thắng, nếu như giá đất tại các phân khu Hòa Xuân hoặc phía Nam cầu Nguyễn Tri Phương đều không có biến động nhiều khi đã cơ bản hình thành khu dân cư đông đúc, thì khu vực Nam Hòa Xuân đã có sự tăng giá mạnh trong 1 tháng gần đây.
“Giá đất Nam Hòa Xuân từ cuối năm 2020 đến đầu tháng 10/2021 vẫn giữ ở mức 25-29 triệu đồng/m2, thì chỉ trong 2 tháng gần đây đã tăng mạnh lên ngưỡng 32-35 triệu đồng/m2. Mức giá này dự kiến còn cao hơn khi lượng giao dịch sẽ tăng hơn nữa trong giai đoạn cuối năm”, ông Thắng thông tin.
Cảnh báo nhà đầu tư
Đánh giá về diễn biến thị trường Đà Nẵng, các chuyên gia có chung nhận định, lượng giao dịch xuất hiện chủ yếu là do tác động từ việc Thành phố mở cửa trở lại các hoạt động sau thời gian giãn cách.
“Dòng tiền gần như đứng im khi Thành phố giãn cách xã hội. Khi các hoạt động quay trở lại, mọi người được đi lại, gặp gỡ, cũng là lúc nhà đầu tư bắt đầu đưa dòng tiền quay trở lại với bất động sản, nhất là khi nguy cơ lạm phát vẫn hiện hữu trong tâm lý của nhà đầu tư”, ông Võ Trọng Phụng nhận định.
Song, ông Phụng cho rằng, khách hàng giao dịch tại các dự án ở Đà Nẵng hiện nay vẫn chủ yếu là nhà đầu tư đến từ Hà Nội và một số tỉnh, thành phố phía Bắc, chứ chưa xuất hiện các nhà đầu tư tại địa phương.
Bên cạnh đó, trong những diễn biến sốt đất trở lại tại khu vực phân khu Nam Hòa Xuân hiện nay, vẫn có bóng dáng của các nhóm đầu cơ, "cò đất" bản địa sử dụng phương thức mua đi bán lại với nhau để tạo “sóng” nhằm lôi kéo nhà đầu tư trở lại thị trường.
“Nhà đầu tư ở Đà Nẵng vẫn đang quan sát theo dõi động tĩnh, phân tích tình hình, chứ chưa chính thức quay trở lại. Họ khá cẩn trọng trong việc xuống tiền sau những bài học sốt đất tại Đà Nẵng thời gian qua”, ông Phụng cho biết.
Ông Nguyễn Bảo Huy, Ủy viên Ban chấp hành Hội Môi giới bất động sản Việt Nam thì cho rằng, giao dịch tăng lên giai đoạn này còn là do có nhiều nhà đầu tư địa phương bắt đầu xả hàng để xử lý nợ nần, lãi vay ngân hàng giai đoạn cuối năm.
“Bên cạnh đất nền dự án thì giao dịch nhà đất trong phố đợt vừa rồi cũng diễn ra khá nóng, khi có rất nhiều nhà đầu tư rao bán nhà đất để trả nợ, giải quyết khó khăn. Đối với phân khúc này, đa phần giá bán đã về mức giá trị thực, rất phù hợp với những người mua để ở”, ông Huy cho biết.
Tuy vậy, ông Huy đưa ra cảnh báo, khách hàng tìm mua phân khúc nhà đất trong phố thời điểm này cần hết sức cẩn trọng tìm hiểu pháp lý, đặc biệt với các sản phẩm được hạ giá bán thấp, tránh trường hợp mất tiền, mất luôn cả đất.
“Nhiều nhà đất được chủ ra giá bán thấp, nhưng sau khi công chứng, chuyển tiền thì người mua mới phát hiện không thể lấy được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do Phòng Đăng ký đất đai đã vô hiệu hóa các giao dịch liên quan đến tài sản đó theo quyết định của tòa án. Nguyên nhân là do chủ nhà đất trước đó đã đem sổ đỏ đi thế chấp để vay nợ và chưa thanh toán hết số tiền đã vay, nên chủ nợ làm đơn yêu cầu ngăn chặn giao dịch tài sản là nhà đất để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ”, ông Huy cho hay.
-
Truyền thông quốc tế đưa tin: Haus Da Lat mở ra kỷ nguyên mới của bất động sản Việt Nam -
UBND TP.HCM trình 22 dự án để thu hồi 17,64 ha đất -
Tự hào nối "nhịp điệu di sản" cùng Nobu Danang -
Cận cảnh siêu dự án 152 ha của Kiến Á tại TP Thủ Đức -
Phú Yên: Thông qua 9 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhà ở xã hội -
Bình Thuận: Thu hồi hơn 12.000 m2 đất một dự án do chấm dứt đầu tư -
Triển vọng thị trường bất động sản công nghiệp Bắc Ninh năm 2025
- Agribank dành hơn 14 tỷ đồng tặng khách hàng tham gia chương trình “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”
- Larue tiếp tục hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân Tiền Giang
- KCN Lai Vu mời thẩm định giá đối với máy móc thiết bị lắp đặt tại Nhà máy Xử lý nước thải
- Acecook Việt Nam và những nỗ lực vì một Việt Nam phát triển bền vững
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh